Thứ Sáu, 13 tháng 10, 2017

Cách làm đầy tháng cho bé trai

Đầy tháng là một mốc quan trọng đánh dấu một quãng đường đầu tiên của bé trong quá trình phát triển. Là dịp để họ hàng chào mừng sự ra đời của bé, là thời điểm để cảm ơn bà Mụ đã nâng đỡ bảo vệ những ngày trong bụng mẹ và những này sắp tới. Nhưng không phải gia đình nào cũng có thể tự chuẩn bị lễ đầy tháng chu đáo. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn chuẩn bị làm đầy tháng cho bé trai.

Đầy tháng là một tín ngưỡng dân gian từ ngàn đời xưa, mang đậm nét của tín ngưỡng thờ mẫu. Tín ngưỡng hướng tất cả chúng ta về cội nguồn, về những đạo lý tốt đẹp nhất của con người. Chúng ta hãy cũng nhau tìm hiểu tín ngưỡng tốt đẹp này.



1. Ý nghĩa cúng đầy tháng

Từ xa xưa ông ba ta quan niệm rằng một đứa trẻ sinh ra đều có 12 bà Mụ đi theo, bảo vệ che chở, bà nặn nên hình hài đứa bé.

Lễ cúng 12 bà Mụ và ba vị Đức ông để cảm tạ bà đã nặn ra con cháu, ra hình hài này, quan trọng hơn bà sẽ bảo vệ, nâng đỡ cho bé giúp bé luôn ngoan, khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn.

Ngoài ra cúng đầy tháng đánh dấu chặng đường đầu tiên cho bé. Một bước nhỏ trong quá trình trưởng thành, dịp để bé chào hỏi họ hàng, người thân trong gia đình.

2. Tính tuổi đầy tháng

Các bà mẹ trẻ hiện đại thường lấy ngày dương để cúng đầy tháng cho con, nhưng theo quan niệm dân gian thì tính tuổi làm đầy tháng cho bé trai tính theo lịch âm. Tức sẽ lùi lại một ngày so với ngày sinh. Ví dụ: nếu bé sinh vào ngày 20 tháng trước thì ngày đầy tháng sẽ là 20 tháng sau lùi lại một ngày.

Cúng đầy tháng được chọn thời điểm lúc sáng sớm hoặc chiều tối. Dân gian quan niệm đây là thời gian may mắn nhất để cúng cho bé trai.

3. Lễ vật

Để chuẩn bị lễ vật đầy đủ nhất, các mẹ hãy lên danh sách từ trước những lễ vật cần chuẩn bị. Lên danh sách sẽ giúp mẹ bao quát được tất cả tránh việc chuẩn bị thiếu hoặc sai.

Làm đầy tháng cho bé trai, để cảm tạ 12 bà mụ vì vậy mà lễ vật cũng được chia thành 12 phần bao gồm:

- 12 chén chè
- 12 bát cháo
- 12 đĩa xôi nhỏ
- 12 đĩa bánh kẹo cho trẻ em
- 12 chiếc bánh hỏi,
- 12 ly rượu
- 2 kg thịt

Ngoài lễ vật cúng Mụ thì cần chuẩn bị lễ vật kính Đức ông, thánh sư, tổ sư và tiên sư bao gồm:


- 1 con gà luộc
- 1 bát cháo lớn
- 1 tô chè lớn
- 3 đĩa xôi to
- Một đĩa hoa quả đủ năm loại quả
- Rượu, vàng mã, trầu cau

Lễ vật đi kèm cần chuẩn bị: hương, gạo, muối, muỗng, ấm trà, bình hoa, đôi đũa hoa.

4. Cách bày lễ vật

Bày lễ vật là một bước rất quan trọng trong quá trình làm đầy tháng. Gia đình cần làm hết sức cẩn thận, tỉ mỉ, tránh đổ vỡ. Quan trọng cần phải sắp xếp đúng quy tắc chia thành hai bàn, bàn lớn đặt bên trên để cúng đức ông, bàn cúng 12 bà mụ được xếp bên dưới các lễ vật được trình bày theo phía đông đặt bình bông còn phía tây đặt lễ.

5. Nghi lễ cúng


Sau khi sắp xếp lễ vật xong sẽ tiến hành nghi lễ cúng, gia đình sẽ cử một người đại diện lên thắp nhang. Thắp nhang xong thì người cúng sẽ đọc bài cúng. Trong dân gian có nhiều bài cúng mụ đầy tháng, sau đây là bài cúng đơn giản nhất.

“Hôm nay, ngày… mùng… tháng, cháu nội tôi, hay cháu ngoại tôi họ… tên… tròn một tháng vậy nên gia đình bày mâm lễ này, cung thỉnh thập nhị mụ bà và tam Đức ông về chứng minh nhận lễ, sau tiếp tục phù trợ cho con cháu, tên… mạnh tay, mạnh chân, mau lớn, hiền, ngoan, gia đình an vui hạnh phúc”.

6. Nghi thức khai hoa

Bước cuối cùng khi làm đầy tháng cho bé trai đó là nghi thức khai hoa. Theo dân gian này gọi là nghi thức “bắt miếng”. Trong nghi thức này đứa bé trai được đặt trên bàn, người cúng sẽ rót trà thắp hương sau đó tay bế đứa trẻ, tay cầm cành quơ quơ trước miệng bé rồi đọc lời chúc:

“Mở miệng ra cho có bông hoa’
Mở miệng ra cho có kẻ thương, người nhớ
Mở miệng ra cho có bạc có tiền
Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến”

Sau cùng gia đinh sẽ phát lộc cho họ hàng, lì xì cho con cháu.

Trên đây là cách làm đầy tháng cho bé trai các mẹ tham khảo và áp dụng để có một buổi lễ đầy tháng thành công thể hiện trọn vẹn được ý nghĩa. Chúc các con ngoan.

Suckhoechobemoingay.blogspot.com

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More