Thứ Ba, 21 tháng 11, 2017

Cách đặt tên con gái năm 2017 đẹp, ý nghĩa

Từ xưa đến nay việc đặt tên cho con trẻ luôn là điều mà mỗi bậc làm cha làm mẹ đều quan tâm hết mực, bởi cái tên không chỉ là để gọi mà còn là mã số ẩn gắn liền theo con trẻ suốt cuộc đời hay mỗi cái tên đều là những gửi gắm, tình thương những mong muốn về tương lai thành công, mạnh giỏi, hạnh phúc, may mắn mà các bậc cha mẹ muốn cầu mong cho thiên thần nhỏ của mình.

Nói như vậy, ta có thể thấy tầm quan trọng của việc đặt tên cho bé rồi phải không nào? Vậy hòa cùng mong muốn đó của các bậc làm cha làm mẹ, hôm nay chúng tôi xin chia sẻ đến bạn những kinh nghiệm đặt tên con gái năm 2017 đẹp, ý nghĩa. Các bạn hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để có thể lựa chọn cho nàng công chúa của mình một cái tên thật đẹp, thật ý nghĩa nhất nhé. 


Gợi ý cách đặt tên con gái năm 2017 đẹp, ý nghĩa

Đặt tên con gái năm 2017 sao cho cái tên đó thật đẹp, thật ý nghĩa hay cái tên đó sẽ giúp nàng công chúa nhỏ lớn lên thật nết na, thùy mị, thông minh, giỏi giang luôn là mong muốn hàng đầu của các bậc làm cha làm mẹ có con gái mang tuổi Thân. Tuy nhiên việc đặt tên con gái năm 2017 hay dù là bất cứ năm nào không phải là điều dễ dàng với những ông bố, bà mẹ, bởi những kiến thức về số phận, vận mệnh, tử vi, xem số luôn luôn phức tạp, khó hiểu đối với tất cả những ai không am hiểu về vấn đề này. Chính vì vậy để đặt tên con gái năm 2017, các bạn có thể tham khảo một số gợi ý sau đây và lựa chọn cho tiểu công chúa của mình một cái tên ưng ý nhất.

· Nếu bạn muốn bé yêu lớn lên thật xinh đẹp, thông minh cũng như hoạt bát năng động và có một tương lai không trắc trở mà thật bình an thì bạn có thể chọn đặt cho bé những cái tên như Bình An, Thiên An, Ngọc Anh, Huyền Anh hay Ngọc Ánh, Thùy Duyên…

· Nếu bạn muốn tiểu công chúa của mình lớn lên thật dịu dàng, nữ tính thì có thể đặt cho bé những cái tên như Ánh Hà, Đại Ngọc, Trân Châu.. những tên gọi gắn liền với sự phú quý, đẹp đẽ, tỏa sáng như chính những đồ trang sức vậy.


· Nếu bạn muốn tương lai bé yêu lớn lên với một vận mệnh tốt thì có thể đặt cho bé những cái tên như Hải Băng, Hạ Băng, Bảo Chân,…

· Hoặc bạn cũng có thể đặt cho bé những cái tên gắn liền với những loài hoa thể hiện nét duyên dáng, đằm thắm của một người con gái.

Vừa rồi là những gợi ý của chúng tôi về cách đặt tên con gái năm 2017, hy vọng bài viết sẽ giúp bạn chọn lựa được chi thiên thần nhỏ của mình một cái tên ý nghĩa nhất, đẹp đẽ nhất.

Cách cho trẻ sơ sinh bú bình

Không có gì tốt bằng sữa mẹ, nhưng vì một lý do nào đấy, nhiều trẻ phải ăn sữa ngoài. Nếu bé phải ăn sữa ngoài thì các mẹ hãy chú ý cách cho trẻ sơ sinh bú bình, để bé chịu hợp tác và nhận được chất dinh dưỡng đúng theo nhu cầu phát triển của cơ thể.

Nhiều bé mẹ không có sữa, hoặc phải đi làm sớm, vì vậy trẻ phải học bú bình, nhưng không phải bé nào cũng ngoan ngoãn chịu hợp tác ngay từ lần đầu tiên. Để cho bé chịu bú bình mẹ cần phải kiên nhẫn từ từ.


1. Nguyên nhân khiến bé không chịu bú bình

Nhiều bé thích bú mẹ vì sữa mẹ ngon hơn, không khé cổ như sữa công thức nhiều chất béo.

Núm bú bình cứng: trẻ bú bình núm bú bình thường sẽ bị cứng không mềm mại như ti mẹ, là một trong những nguyên nhân khiến bé từ chối bú bình.

Bé không được ngửi hơi mẹ: trẻ sinh ra có khả năng đặc biệt vô cùng đó là đánh hơi mẹ. Khi ông bà cho trẻ ăn, trẻ không cảm nhận được mùi của mẹ, khiến bé không chịu bú bình.

Vị sữa công thức không phù hợp với trẻ: khi thay đổi sữa công thức khiến trẻ không có hứng thú, vì sữa quá ngọt, ngọt khé, béo ngậy, không giống vị sữa mẹ.

2. Cách khắc phục trẻ bú bình

Mẹ hãy chọn thời điểm thích hợp để cho trẻ bú bình, chọn thời điểm bé đói, lúc bé buồn ngủ cũng là cách cho trẻ sơ sinh bú bình.

Chọn loại sữa: việc chọn loại sữa rất quan trọng, mẹ hãy chọn những loại sữa gần giống với sữa mẹ, có vị ngọt man mát, không quá ngọt, không quá ngậy, béo. Hiện nay trên thị trường có nhiều dòng sữa có vị gần như sữa mẹ như Nan, Meji,… là một trong những loại sữa được ưa chuộng.


Chọn bình sữa: chọn những bình cho bé có núm bình mềm, lượng sữa chảy ra vừa phải không quá nhiều hoặc quá ít.

Nhiệt độ sữa: nhiều bé không thích uống sữa quá nóng hoặc quá nguội, vì vậy các mẹ hãy thử thay đổi nhiệt độ của sữa.

Chọn người cho trẻ bú: khi trẻ bú bình mẹ đùng nên ở đấy, không cho trẻ nhìn thấy, khi trẻ thấy mẹ ở đấy sẽ chẳng tội gì phải bú bình trong khi ti mẹ ở ngay kia.

Đừng để khi trẻ quá lớn mới tập cho trẻ bú bình, lúc đó bé đã quá “khôn” để từ chối bú bình, cũng như dễ nhận biết phân biệt bình với ti mẹ. Đặc biệt trẻ quá quen với sữa mẹ sẽ khó lòng để thay đổi được thói quen này.

3. Lưu ý khi cho trẻ bú bình


Khi cho trẻ bú bình mẹ cần chú ý, vệ sinh bình đúng cách, thường xuyên.

Cho trẻ bú bình để bình vuông góc với miệng trẻ, không để trẻ bú bình không.

Chọn sữa phù hợp với lứa tuổi của trẻ, đổi sữa nếu thấy trẻ có hiện tượng đi ngoài không hợp sữa, cần đổi sữa cho trẻ. Tuyệt đối không cho trẻ uống sữa thừa của lần trước, không pha sẵn trước để đấy.

Pha sữa đúng nhiệt độ và liều lượng để đảm bảo không thay đổi khẩu phần cũng như chất dinh dưỡng

Qua bài viết chúng tôi vừa chia sẻ hy vọng các mẹ có thể áp dụng cách cho trẻ sơ sinh bú bình cho bé thành công. Chúc sức khỏe các bà mẹ và bé.

Thứ Hai, 20 tháng 11, 2017

Cách chăm sóc rốn sau khi rụng khoa học nhất

Chăm sóc rốn sau khi rụng an toàn và có khoa học sẽ đảm bảo sức khoẻ của trẻ tránh nhiễm trùng nguy hiểm không mong muốn. Cũng giống như cách cho ăn hay cho ngủ, thì việc vệ sinh cuống rốn rất quan trọng nên đòi hỏi các bà mẹ phải cẩn thận và đúng chuẩn khoa học. Và chúng tôi có bài hướng dẫn sau đây mời các mẹ cùng tham khảo.

>> CÁC CÁCH DỖ TRẺ SƠ SINH NGỦ NGON

Cách chăm sóc rốn sau khi rụng là điều cần thiết

Thực tế cho thấy, đã có không ít trẻ bị nhiễm trùng ở rốn chỉ vì người mẹ thiếu kiến thức và sự hiểu biết về cách vệ sinh đúng cách. Để tránh trường hợp này các bạn hãy áp dụng những cách như sau:


Hãy dành thời gian chăm sóc rốn sau khi rụng ở mỗi ngày, mẹ chỉ cần làm sạch đáy rốn bằng miếng bông hoặc gạc thấm ít cồn sát trùng 1 – 2 lần rồi băng lại cho đến lúc rốn của bé liền lại. Bạn thực hiện như vậy trong khoảng 1 đến 2 tuần là sẽ thấy được sự khô ráo rốn của trẻ.

Một điều cần lưu ý là không nên để nước tiểu hoặc chất bẩn dính vào rốn vì như thế sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào. Để được như thế thì khi quấn tả mẹ nên gấp mép tả ở phía dưới bụng bé. Nếu thế có máu dính ở tả các mẹ đừng quá lo lắng vì đây là một hiện tượng rất bình thường.

Một số trường hợp thường thấy sau khi rụng rốn


- Rốn của trẻ sẽ bị lồi sau khi rụng

Nếu bạn thường xuyên quan sát để chăm sóc rốn sau khi rụng thì bạn sẽ thấy, sau khi rụng tại vị trí lỗ rốn se nổi lên một khối tròn, khối hơi lồi và khi ta ấn nhẹ vào vùng rốn sẽ cảm nhận được khối này. Tuy nhiên, sau khi bé tròn 1 tuổi thì thành bụng khoẻ hơn và đóng kín lỗ hổng thành lại nên khối lồi này cũng biến mất.

Phần lớn khối lồi này không gây nguy hại gì cho bé nhưng bà mẹ cũng cần chú ý để tránh trường hợp ngoại lệ đó là một đoạn quai ruột có thể bị kẹt trong khối thoát vị này nếu không có cách xử lý thì máu tới đoạn ruột đó sẽ ít đi và có hiện tượng đau ở vùng rốn. Nên tốt nhất, mẹ hãy cho trẻ đi khám bác sỹ ngay.


- Rốn của trẻ bị ướt sau khi rụng

Khi chăm sóc rốn sau khi rụng điều đầu tiên mà các bà mẹ cần ghi nhớ không được đắp bất cứ thứ gì lên đó chỉ vì mong muốn nhanh là khô rốn, việc này nó có thể khiến rốn của trẻ bị nhiễm trùng hoặc ngộ độc nặng dẫn đến tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời.

Hãy bình tĩnh tìm hiểu và áp dụng phương pháp khoa học nhất. Thường thì sau 7 đến 10 ngày là trẻ rụng rốn, trong vài ngày tới rốn của trẻ sẽ không bị khô hẳn và có ứa ít nước. Mẹ có thể áp dụng phương pháp chăm sóc rốn sau khi rụng như sau: hãy dùng nước ẩm pha một chút muối loãng hoặc dùng nước muối sinh lý 0,9% để làm sạch rốn cho bé 3,4 lần một ngày. Sau đó dùng miếng bông sạch thấm nước và vắt thật khô rồi thấm lại vào rốn cho bé. Trong trường hợp này, chúng ta không nên dùng cồn để vệ sinh cho trẻ.

Để cảm thấy yên tâm thì tốt nhất mẹ hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chăm sóc cẩn thận, nhất là khi nước rỉ ra có dịch màu vàng, mùi hôi tanh và có thể lẫn ít Sau đó dùng miếng bông sạch thấm nước và vắt thật khô rồi thấm lại vào rốn cho bé. Trong trường hợp này, chúng ta không nên dùng cồn để vệ sinh cho trẻ.máu.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về chăm sóc rốn sau khi rụng mà chúng tôi muốn gửi tới bạn đọc. Các bạn có thể tham khảo để bổ sung thêm những kỹ năng cơ bản khi nuôi con.

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi thở khò khè

Môi trường bên ngoài là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn và mầm bệnh. Vì là trẻ sơ sinh nên sức đề kháng của trẻ rất yếu, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên dễ mắc bệnh nhất là bệnh về đường hô hấp. Cho nên việc trẻ sơ sinh bị ngạt mũi thở khò khè hay mắc phải là điều chúng ta thường thấy. Mỗi khi thời tiết thay đổi bé lại mắc bệnh khiến mọi người trong gia đình ai cũng lo lắng và xót trong lòng. Vậy khi trẻ mắc phải tình trạng trên chúng ta nên làm gì?

>> CÁC CÁCH DỖ TRẺ SƠ SINH NGỦ NGON

Dấu hiệu nhận biết

Mỗi khi trẻ bị bệnh, chúng ta rất dễ nhận biết, nhất là trẻ sơ sinh. Đối với việc trẻ sơ sinh bị ngạt mũi thở khò khè sẽ có những biểu hiện sau đây:


- Khó thở: thiếu oxi khiến trẻ trở nên khó thở

- Chảy nước mũi nhiều hoặc thở khò khăn khi trẻ bị ngạt mũi thường sẽ bị khô họng, rát họng, ho. Những dấu hiệu trên làm trẻ khó chịu trong người, nên hay quấy khóc và khó ngủ.

Vì là trẻ sơ sinh nên sức đề kháng của trẻ rất yếu, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên dễ mắc bệnh về đường hô hấp. Cho nên việc trẻ sơ sinh bị ngạt mũi thở khò khè là bệnh thường gặp ở trẻ.

- Trẻ bú khó khăn, bú kém.

- Khi khó thở, theo quán tính các trẻ thường dùng miệng để thở nhưng khi bú phải dừng lại để thở, điều này khiến trẻ dễ bị sặc sữa.

Xử trí như thế nào khi trẻ bị ngạt mũi

- Nên vệ sinh mũi cho trẻ từ 3 đến 5 lần 1 ngày, tốt nhất là trước khi trẻ bú. Cách vệ sinh mũi sẽ có tác dụng làm mềm vẩy cứng, loãng dịch nhầy vốn là nguyên nhân gây nên tình trạng ngạt mũi. Bên cạnh đó, việc vệ sinh mũi có thể giúp trẻ dễ thở hơn, loại bỏ mầm bệnh, sát khuẩn. Nên thực hiện việc vệ sinh mũi cho trẻ một cách thường xuyên

- Các bậc cha mẹ có thể sử dụng dung dịch nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh để làm thông thoáng mũi cho trẻ. Trong dung dịch nhỏ mũi (hoặc nước muối sinh lí) cần có nồng độ muối sinh lý khoảng 0,9% được bán ở các tiệm thuốc tây.

Bế trẻ nằm ngửa để tránh thuốc vào khiến trẻ bị ngạt. Sau đó nhỏ thuốc một cách từ từ khoảng 2 đến 3 giọt vào lỗ mũi của trẻ. Chờ khoảng vài phút và làm sạch mũi của trẻ bằng bóng hút mũi để hút chất đờm, dịch ra ngoài (lưu ý không được để sâu vào mũi trẻ). Việc này giúp mũi bé được thông thoáng, dễ thở hơn.


- Theo quan niệm dân gian người ta thường dùng miệng để hút mũi cho bé. Điều này là không nên và thậm chí là sai lầm, chính điều này sẽ làm lây bệnh cho trẻ, do miệng người lớn chứa rất nhiều mầm bệnh, chưa kể việc hút nước mũi bằng miệng không hợp vệ sinh.

Đó là khi trẻ bị nhẹ, nếu các cha mẹ thấy trẻ sơ sinh bị ngạt mũi thở khò khè ở mức độ nặng thì hãy đến ngay trạm y tế để được hướng dẫn điều trị vì các bác sĩ sẽ chuẩn đoán để biết chính xác các bé mắc bệnh gì.

Điều các mẹ nên làm

- Vì trẻ sơ sinh dễ mẫn cảm mỗi khi thời tiết thay đổi cho nên các mẹ hãy giữ ấm cho cơ thể trẻ, nhất là bộ phận ngực, cổ họng, tay chân. Giữ đủ ấm không có nghĩa là cho trẻ mặc nhiều quần áo, chỉ cần không được quá nóng hoặc quá lạnh.

- Khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi thở khò khè cha mẹ nên bế trẻ ở tư thế thẳng, hoặc để bé nằm trên gối cao vì như thế sẽ giúp trẻ dễ thở hơn.

- Uống nhiều nước: Do trẻ sơ sinh bị ngạt mũi thở khò khè , trẻ thường hít thở qua miệng, gây nên tình trạng mất nước. Cho nên các bà mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước để tránh mất nước trong cơ thể trẻ.

Các mẹ cần trang bị cho mình đầy đủ kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh. Những bệnh bé có thể gặp phải, đặc biệt là bệnh về đường hô hấp đặc biệt là khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi thở khò khè. Hiểu biết đúng về bệnh sẽ giúp trẻ mau chóng hết bệnh, miễn dịch được với bệnh. Đồng thời có thể bảo vệ con yêu luôn luôn khỏe mạnh, và phát triển toàn diện. Chúc con yêu của bạn luôn khỏe mạnh, gia đình bạn luôn luôn vui khỏe và hạnh phúc.

Cách trị ho sổ mũi cho trẻ tại nhà

Sức khỏe của trẻ được sự quan tâm lớn nhất của các bậc cha mẹ, sự lo lắng và cùng với đó là quan tâm chăm sóc mỗi khi bị ốm đặc biệt ho, hắt hơi và sổ mũi. Một lời khuyên của các mẹ đừng quá lo lắng, hãy đọc bài viết cách trị ho sổ mũi cho trẻ tại nhà uy tín và hiệu quả nhất hiện nay.

>> THUỐC TRỊ HO CHO BÀ BẦU

1. Nguyên nhân gây ra bệnh ho sổ mũi cho trẻ


Nguyên nhân gây sổ mũi: Do sự thay đổi thời tiết, hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu nên chưa thể thích nghi được. Một lý do khác dẫn đến sổ mũi ở trẻ em là do bé không được vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên cho tay vào mũi hoặc vào miệng dẫn đến vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.


Nguyên nhân gây ra bện ho:

- Do sự thay đổi thời tiết nhỏ cũng làm ảnh hưởng đến đường hô hấp của trẻ, làm cho lá phổi của trẻ bị thu hẹp lại dẫn đến đường thông khí bị tắc khiến cho trẻ thở khó khăn hơn.

- Khi trẻ bị sốt, ngạt mũi, hắt hơi không được chữa kịp thời cũng dẫn đến bị nhiễm trùng đường hô hấp gây nên ho cho bé.

Khi trẻ bị ho và sổ mũi khiến cho bé cảm thấy rất khó chịu, quấy khóc và không chịu ăn. Triệu chứng bệnh của trẻ em và trẻ sơ sinh thì hoàn toàn là khác nhau. Vì vậy có cách trị ho sổ mũi cho trẻ tại nhà an toàn và không sử dụng thuốc tây không?

2. Cách trị ho và sổ mũi cho trẻ bằng bài thuốc dân gian

* Cách trị ho cho trẻ

- Nước vo gạo và rau diếp cá: Bạn lấy 1 năm diếp cá, rửa sạch rồi giã nhuyễn, sau đo lấy 1 chút nước gạo rồi đun sôi nhỏ lửa tầm 20p. Bạn tắt bếp, để nguội rồi lọc cho bé uống

- Hạt quả quất: có tác dụng tiêu đờm và làm ấm thanh quản của trẻ khi bị ho. Quất có thể hơi khó uống với trẻ, vì vậy các mẹ hãy cho thêm 1 chút đường nhé

- Cây xương sông: có tác dụng chữa ho và chữa khàn tiêng do viêm thanh quản. Bạn hãy lấy lá hẹ kết hợp với lá xương sông: rửa sạch, thái nhỏ và trộn đều với đường. Hấp cách thủy, để nguội rồi cho bé uống

- Hoa hồng bạch có thể trị ho sổ mũi cho trẻ: Lấy vài cánh hoa hồng bạch rửa sạch rồi trộn một chút đường phèn, cho 1 ít nước lọc rồi đem đi hấp cách thủy. Cho bé uống 3-4 lần / ngày và mỗi lần cho uống 1 thìa.

- Lá hạ và đường phèn: Bạn hãy lấy khoảng 5 – 10 lá hẹ và một ít đường phèn. Cho tất cả vào bát, trộn đều rồi đem đi hấp cách thủy. Cho bé uống 2 lần / ngày, mỗi lần 2-3 thìa

- Húng chanh và quất: Bạn chọn khoảng 15 – 20 lá húng chanh và 2-3 quả quất xanh, rửa sạch, rồi cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Sau đó bạn cho tất cả vào bát, thêm 1 chút đường phèn rồi hấp cách thủy tầm 20 phút. Cho bé uống liên tục 1 – 2 lần/ ngày. 


* Cách trị sổ mũi cho trẻ
Sổ mũi là triệu trứng hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc trị sổ mũi cho trẻ mà không cần phải dùng thuốc kháng sinh, vẫn giúp cho trẻ ăn ngon miệng hơn. Mời các bạn cùng chúng tôi tham khảo cách trị sổ mũi cho trẻ bằng bài thuốc dân gian:

- Nước chanh ấm chưa sổ mũi cho trẻ: Trong chanh có tính Axit citric được đánh giá là thuốc trị sổ mũi cho trẻ hiệu quả nhất. Ngoài ra trong nước cam còn có vitamin C giúp cho hệ miễn dịch và loại bỏ đi những chất độc hại trong cơ thể. Vì vậy, các mẹ hãy pha 1 ly nước ấm cùng với ¼ quả chanh cho trẻ uống 1 – 2 lần/ ngày.

- Tỏi: Bạn băm nhuyễn tỏi rồi hòa cùng 6ml nước ép hành + 1 chút muối, đổ thêm 250ml nước lọc rồi đun sôi. Dung dịch này có tác dụng làm thông thoáng và làm sạch chất độc. Cho trẻ uống 2 lần/ngày

- Gừng: các mẹ hãy chọn củ gừng tươi, rửa sạch và băm nhuyễn gừng và cho vào món canh hoặc món súp cho trẻ. Hoặc các mẹ có thể đem gừng nấu lên rồi cho một chút đường cho trẻ uống từ 2 – 3 lần/ngày

Hy vọng với bài viết cách trị ho sổ mũi cho trẻ tại nhà ở trên, mong rằng sẽ giúp ích cho các bà mẹ có thêm kiến thức để làm giảm bớt tình trạng của con mình. Hy vọng các bé sẽ thích nghi được với những phương pháp trên.

Những kiểu tên bé trai ở nhà dễ thương 2017

Ngày xưa các cụ thường hay đặt tên ở nhà cho con được gọi là “cúng cơm” xấu để dễ nuôi và không bị bắt. Ngày nay, những quan niệm xưa đã dần biến mất, thay vào đó ông bà, cha mẹ thường chọn một cái tên ở nhà dễ thương, gần gũi nhất. Tuy nhiên để chọn một cái tên ở nhà sao cho hay và dễ thương cũng không phải là một chuyện dễ. Nếu bạn có một bé trai và đang phân vân chưa biết đặt tên ở nhà cho con là gì thì chúng tôi xin gợi ý một số tên bé trai ở nhà dễ thương nhất.

>> THUỐC TRỊ HO CHO BÀ BẦU

Chọn tên bé trai ở nhà 2017

Năm 2017 là năm con gà, vì vậy có nhiều gia đình đặt tên bé trai ở nhà có liên quan đến gà như: gà, chicken, thóc, gạo…


Hoặc một số bậc cha mẹ thường đặt tên cho bé như sau:

- Tên động vật: Thỏ, Sóc, Nhím, Voi, Bống, Gấu, Heo…

- Tên ở nhà theo củ quả và trái cây: Sơ Ri, Su Hào, Khoai, Mỳ, Mít, Táo...

- Tên tiếng anh: Bin, Bo, Bun, Tom, Ken, Bon, Jenny …

- Tên dễ nuôi: Tèo, Tý, Quậy, Tỉn, Su Mô…

- Tên theo món ăn: Kem, Nem, Bột, Chuối Hột, Bào Ngư, Sushi…

- Tên theo hình dáng của bé: Bự, Tròn, Mũm Mĩm, Đen…

Lưu ý khi đặt tên bé trai ở nhà năm 2017

Ở trên, chúng tôi đã giới thiệu cho bạn xu hướng chọn tên cho bé ở nhà hay và ý nghĩa. Nhưng cũng có mội vài lưu ý khi đặt tên bé trai ở nhà.


- Đặt tên ở nhà cho bé nên ngắn, khoảng một đến hai từ.

- Không nên đặt tên con ở nhà khi ghép vào thành từ không có nghĩa.

- Tên ở nhà không làm ảnh hưởng gì đến số phận của bé, mà nó chỉ là một cái tên gọi ở nhà cho vui. Vì vậy, các bố mẹ đừng nên khắt khe quá khi đặt tên cho bé ở nhà.

- Đừng dùng những tên xấu như: Cu, Mén…đặt cho bé vì khi bé lớn lên một tí và nhận thức được thì trẻ sẽ cảm thấy xấu hổ và không vui.

- Không nên có quan điểm khi đặt tên cho bé ở nhà sẽ làm ảnh hưởng đến tính cách, năng lực cho bé. Ví dụ như cua thì tính cách sẽ ngang như cua, Cà rốt thì bé không học giỏi. Những tên ở nhà cho bé theo các con vật, rau củ quả vừa dễ thương, đáng yêu và ngộ nghĩnh.

- Nếu bạn còn đang băn khoăn mà không biết nên đặt tên cho bé ở nhà thì hãy tham khảo một vài ý kiến của người thân và bạn bè để có thể tìm được cho bé cái tên dễ thương nhất.

Hy vọng rằng, những cái tên bé trai ở nhà vừa gợi ý ở trên sẽ phần nào giúp cho các bậc phụ huynh tìm kiếm được cho con mình cái tên dễ gọi, dễ nuôi, độc đáo, dễ thương và đáng yêu.

Cách trị ho cho trẻ bằng kinh nghiệm dân gian

Vào những thời điểm giao mùa, các loại vi khuẩn có điều kiện thuận lợi để gia tăng và phát triển. Trẻ nhỏ chưa quen với môi trường sống dẫn đến sức đề kháng bị kém đi là cơ hội để vi khuẩn hay vi rút tấn công làm cho trẻ có nguy cơ mắc phải các bệnh liên quan đến đường hô hấp như viểm phổi hay viêm phế quản và hay bị ho. Kháng sinh đối với trẻ mà nói là của để dành, do vậy chúng ta cùng tìm hiểu về cách trị ho cho trẻ bằng những kinh nghiệm và bài thuốc dân gian nhé.

LÀM GÌ KHI BÉ BỊ ĐẦY BỤNG NÔN TRỚ RA NGOÀI ?

Sử dụng các loại lá cây có tác dụng chữa bệnh như một cách để trị ho cho trẻ 



● Dùng lá hung chanh : Lá hung chanh là loại rau thơm được trồng phổ biến rộng rãi khắp các miền quê nên rất dễ dàng để tìm kiếm nguyên liệu này . Húng chanh có vi cay, tính ấm mùi thơm và chứa nhiều tinh dầu cavaron giúp giảm ho , tiêu độc , trừ đờm . Mẹ có thể dùng từ 15-20 lá hung chanh thêm một quả quất với một ít đường phèn. Sau đó xay nhuyễn và hấp cách thủy cho bé dùng. Mỗi lần cho bé uống vài thìa và mỗi ngày dùng từ 3-5 lần . Đây là cách trị ho cho trẻ khá hiệu quả.

● Lá hẹ cũng rất tốt để trị ho cho trẻ : Lấy một nắm lá hẹ hấp cách thủy cùng với mật ong hoặc đường phèn , lọc bỏ bã và cho bé dùng nước cốt

● Rau diếp cá : Rửa sạch một nắm rau diếp cá cùng với nước vo gạo , đun sôi sau đó để nguội. Mẹ có thể xay rồi gạn lấy nước cốt và cho bé dùng liên tục trong ngày, mỗi ngày dùng 3 – 5 lần và dùng liên tục từ 5-7 ngày để đạt được hiệu quả

Ngoài ra mẹ cũng có thể dùng cách trị ho cho trẻ bằng lá xương song : Tương tự như trên, dùng kết hợp các loại lá như là xương sông , lá hẹ , hấp cách thủy , để nguội và cho bé uống nhiều lần trong ngày

Dùng các loại củ quả trong dân gian là cách trị ho cho trẻ hiệu quả


● Củ cải trắng : Dùng nước luộc của củ cải trắng cho trẻ uống khi còn nóng có tác dụng giảm ho, tiêu đờm hoặc mẹ cũng có thể dùng củ cải trắng hấp cách thủy cùng vài lát gừng thái mỏng với đường phèn hoặc mật ong và cho trẻ dùng nước cốt . Mỗi lần từ 2-3 thìa cà phê.


● Quất xanh ( tắc xanh ) : Cắt ngang 4-5 quả quất xanh cho vào bát cùng với đường phèn hoặc mất ong hấp cách thủy 10 phút và cho trẻ dùng. Mẹ sẽ ngạc nhiên vì kết quả của cách trị ho cho trẻ này .

● Quả lê : Mẹ dùng quả lê, bổ thành từng miếng cho vào bát cùng với vài lát gừng thái sợi , một vào hạt muối và đường phèn hoặc vài thìa cà phê mật ong sau đó hấp cách thủy và cho bé dùng nước cốt. Với những trẻ lớn hơn mẹ khuyến khích trẻ ăn hết miếng lê sẽ đạt hiểu quả cao hơn.

Lưu ý cho các mẹ là khi dùng những cách trị ho cho trẻ bằng dân gian này mẹ phải kiên trì dùng lâu ngày thì hiệu quả mới thấy rõ rệt.

Đối với những trẻ dưới 1 tuổi mẹ nên dùng đường phèn thay mật ong nhé.

Hy vọng bài viết cùng với một số bài thuốc dân gian về cách trị ho cho trẻ sẽ giúp ích cho các mẹ đảm bảo sức khỏe cho các thiên thần nhí đáng yêu nhé

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More