Đầy bụng là một hiện hay gặp không những ở người lớn mà trẻ con do ăn uống linh tinh, bất cẩn của người lớn. Mỗi lần con bị đầy bụng làm các mẹ không khỏi lo lắng. Vậy làm gì khi bé bị đầy bụng, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu vấn đề quan trọng cấp bách này.
1. Nguyên nhân bé bị đầy bụng
Bé bị đầy bụng có rất nhiều nguyên nhân, sau đây là một nguyên nhân điển hình dẫn đến việc đầy bụng của bé:
-Bé bị đầy bụng do nhiễm một số kí sinh trùng đường ruột. Trong quá trinh hoạt động vui chơi vô tình bé đã nhiễm những loại kí sinh trùng gây hại cho hệ tiêu hóa.
- Bất dung nạp đường lactozo và tinh bột: có một số bé từ ngay sinh ra đã gặp phải hiện tượng không dung nạp được loại đường và các chất tinh bột này.
- Hội chứng kích thích ruột là một nguyên nhân điển hình làm cho bé bị đầy bụng. Hoặc bé bị phình đại tràng bẩm sinh cũng là một trong những nguyên nhân khiến bé đầy bụng.
- Nguyên nhân lớn nhất là do sự ăn uống không hợp lý của bé. Thực đơn ăn uống thiếu chất nọ thừa chất kia, ăn uống quá nhiều thứ cùng một lúc. Hoặc cho bé ăn dặm quá sớm khiến hệ tiêu hóa chưa thể tiêu hóa lượng thức ăn đó gây tình trạng đầy bụng.
- Trẻ bị đầy bụng do trào ngược dạ dày. Tuy với trẻ trào ngược dạ dày không phải là bệnh nhưng là một hiện tượng làm cho bé bị đầy bụng.
2. Biểu hiện đầy bụng ở trẻ
Một số bé bị đầy bụng nhưng chưa thể nói được vì vậy các mẹ nên chú đến những biểu hiện đầy bụng. Đầy bụng làm cho bé quấy khóc vì khó chịu, nôn chớ, biếng ăn hoặc bỏ ăn, xì hơi nhiều lần trong ngày, đi ngoài phân sền sệt, bụng căng cứng.
3. Cách chữa trị đầy bụng ở trẻ
- Giúp bé xì hơi: giống như ở người lớn vậy, giúp bé xì hơi sẽ làm giảm bớt đầy bụng. Các mẹ có thể cho bé nằm ngửa chân xoay tròn giống như đạp xe có thể giúp bé xì hơi một cách dễ dàng
- Mát xa bụng: giúp giảm triệu chứng khi bé bị đầy bụng các mẹ hãy mát xa nhẹ nhàng bằng cách xoa bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ. Việc mát xa này không những giúp bé giảm khó chịu nếu thực hiện thời gian dài sẽ giúp bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
- Chườm nóng: bé bị đầy bụng các mẹ hãy lấy hai chiếc khăm nhúng vào nước nóng vừa đủ, thay nhau chườm lên bụng bé. Cách này khá hiệu quả làm giảm đầy bụng cho bé.
- Dùng tỏi, hành: các mẹ có thể nấu những món ăn có chưa tỏi, hành cho bé ăn như cháo hành. Đối với bé chưa ăn được hai loại này, mẹ hãy nướng chúng lên đặt lên mảnh vải mỏng để lên rốn trẻ, sẽ làm giảm tình trạng đầy bụng cho trẻ.
- Uống men vi sinh: hãy bổ sung men vi sinh cho bé, khi có dấu hiệu đầy bụng, lượng vi khuẩn có lợi cho đường ruột trong men sẽ giúp giảm tình trạng đầy bụng rất hiệu quả. Tuy nhiên cần cân nhắc sử dụng men tiêu hóa thay men vi sinh trong trường hợp không có, vì men tiêu hóa không nên sử dụng trong thời gian dài, không nên lạm dụng.
Khi bé bị đầy bụng mẹ áp dụng những cách trên không có hiệu quả thì hãy đưa bé đến bệnh viện để thăm khám kịp thời tránh một số biến chứng nặng không mong muốn.
Bài viết trên đây chúng tôi vừa chia sẻ xoay quanh vấn đề bé bị đầy bụng, hy vọng với thông tin trong bài viết sẽ giúp ích các mẹ có con nhỏ trong cuộc sống hàng ngày.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét