Trẻ sơ sinh là giai đoạn mà trẻ có sức đề kháng rất kém do đó trẻ thường mắc các bệnh về đường hô hấp. Bệnh viêm phế quản phổi cũng là một bệnh về đường hô hấp mà các trẻ thường gặp phải. Như vậy, các mẹ cần có đầy đủ kiến thức để có thể phát hiện và biết cách chữa trị khoa học để bé có sự phát triển khỏe mạnh và nhanh lớn. Nếu các mẹ muốn biết thông tin về bênh viêm phế quản phổi thì theo dõi bà viết này nhé.
Nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh bị viêm phế quản phổi
- Virút là tác nhân bệnh ban đầu và sau đó có thể bị bội nhiễm vi khuẩn. Những virút hay gặp như: phế cầu khuẩn, H.influenzae rồi đến tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn… thường xuyen có ở mũi – họng. Chỉ cần khi sức đề kháng của cơ thể yếu đi thì chúng sẽ nhân cơ hội lấn tới và hoạt động mạnh mẽ hơn từ đó tăng độc tính và gây bệnh. Trong điều kiện để bệnh phát sinh thuận lợi đó là lúc thời tiết tha đổi từ nóng sang lạnh đột ngột và môi trường ô nhiễm.
Trẻ sau khi bị viêm hô hấp trên thường có biểu hiện ho, sổ mũi, cảm lạnh, cúm và viêm xoang… Nhưng nếu không biết cách điều trị kịp thời cộng với sức đề kháng yếu thì virút lại càng có cơ hội tấn công xuống hai cuống phổi (bộ phận nối họng và hai lá phổi). Lúc này, khí quản sẽ bị sưng phồng, tấy đỏ, tiết dịch nhầy trong phổi và gây kích thích dẫn đến việc trẻ ho nhiều hơn, thở mệt hơn do đường thở bị viêm và tiết dịch.
Các mẹ hãy chú ý nếu trẻ có những biểu hiện như trên kèm theo sốt hay ho kéo dài 2-3 tuần thì có thể trẻ đã bị viêm phế quản. Lúc này trẻ bắt đầu ho nhiều hơn, cổ họng bị đau rát và xuất hiện đàm đục, màu xanh hoặc vàng. Cẩn thận hơn khi có thể bé sẽ bị đau ngực, cảm giác mệt mỏi gây hiện tượng chán ăn hoặc nôn ói.
- Nguyên nhân nữa chúng ta không thể bỏ qua đó là do hít phải khí bụi, hơi bẩn, độc hay khói thuốc lá…Vì thế, chúng ta là những người lớn tuổi, hãy có ý thức về hành vi của mình đừng để khói thuốc làm ảnh hưởng đến sức khỏe của các trẻ thơ đáng yêu.
Ngoài ra các mẹ cũng nên để ý đến thức ăn, phấn hoa, lông của các con vật hay hóa chất, các loại thuốc … cũng ảnh hưởng đến phế quản của trẻ.
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm phế quản phổi
Các mẹ cần phân biệt đúng về các triệu chứng của bệnh viêm phế quản phổi và các bệnh về đường hô hấp khác. Dưới đây là một số dấu hiệu:
- Trẻ thường bị ho, liên tục hắt hơi, sổ mũi và sốt nhẹ. Tuy nhiên, ho thường kéo dài và liên tục đặc biệt lúc nửa đêm và gần sáng. Đây là thời điểm trẻ khó thở, thở khò khè nên bú kém và có thể bị nôn trớ. Nếu bệnh bị mức độ nặng hơn thì trẻ sẽ có hiện tượng thở không đều, hổn hển từng nhịp, tinh thần giảm sút, không muốn chơi đùa.
- Cần đưa trẻ đi khám khi bé có các dấu hiệu như nhiệt độ cơ thể cao, thở mạnh khiến bụng thóp lại, cánh mũi thở phập phồng, nhịp thở nhanh hơn…Đặc biệt khi thấy môi hoặc đầu ngón tay bị tái là cần khẩn trương đưa đến bệnh viện gần nhất.
Các mẹ nhớ theo dõi thường xuyên và điều trị sớm để hạn chế tối thiểu các biến chứng về sau ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển về đường hô hấp của trẻ.
Hi vọng qua bài viết này, các mẹ sẽ biết được nguyên nhân cũng như dấu hiệu trẻ sơ sinh bị viêm phế quản phổi. Từ đây các mẹ sẽ có thêm những bài học quý báu về cách nuôi dạy con để cho con mình nền tảng vững chắc nhất ngay từ thơ bé.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét