Sổ mũi là một bệnh hay gặp ở trẻ em, đa phần sổ mũi là biểu hiện của sự thay đổi thời tiết. Đây chỉ là một thông thường tuy nhiên nếu chủ quan không điều trị thì nó sẽ dẫn gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm: viêm amidam, viêm xoang, viêm phế quản. Cho nên bạn đừng chủ quan khi trẻ bị sổ mũi nhé.
Các nguyên nhân gây bệnh sổ mũi ở trẻ em.
- Dị ứng: trẻ bị hắt hơi, sổ mũi, nổi đỏ, mẫn ngứa.
- Nếu trẻ bị sổ mũi không kèm theo nguyên nhân khác mà bé lại có tiền sử ngạt khi mới sinh ra, thì nguyên nhân gây ra sổ mũi có thể là do hút không sạch dịch nhầy trong đường hô hấp khi mới sinh.
- Thay đổi thời tiết: khi trời trở lạnh thì trẻ vẫn có thể bị sổ mũi, nếu nặng hơn có thể bị cảm lạnh với các triệu chứng: ho, sốt nhẹ, sổ mũi, đau họng, chảy nước mắt kèm hắt hơi.
- Cúm: ngoài sổ mũi thì còn có các triệu chứng: mệt mỏi, chán ăn, đau họng, lạnh run, chóng mặt.
- Dị vật trong mũi: ngoài chảy nước mũi thì còn gây đau và chảy máu.
Một số cách xử trí khi trẻ bị sổ mũi.
- Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý, hút sạch mũi giúp mũi thông thoáng và trẻ dễ thở hơn. Nếu trẻ đã lớn thì bạn có thể tập cho trẻ cách tự hỷ mũi.
- Cho trẻ uống nhiều nước giúp dịch mũi loãng ra dễ vệ sinh hơn.
- Giữ vệ sinh cho trẻ: không nên quan niệm rằng trẻ bị bệnh thì hạn chế tấm, điều này không nên vì trẻ không được tắm sạch sẽ thì sẽ có cảm giác khó chịu và bực bội, đồng thời cơ thể không vệ sinh thì tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh cho trẻ. Bạn nên tấm cho trẻ bằng nước ấm, hơi ẩm của nước có thể giúp cho dịch mũi loãng ra.
- Cho trẻ uống trà gừng loãng: để tránh tình trạng trẻ bị chướng bị khi nuốt phải dịch từ trong mũi chảy ngược vào bạn có thể cho trẻ uống 1 ly trà gừng giúp trẻ ấm bụng và hết tình trạng bị chướng.
- Nếu đã áp dụng các phương pháp trên mà vẫn không hết sổ mũi mà tình trạng sức khỏe có diễn biến xấu hơn thì tốt nhất là bạn nên đưa trẻ đến khám bác sĩ để có được cách điều trị hiệu quả hơn.
- Tuyệt đối không sử dụng thuốc sổ mũi hoặc thuốc làm thông mũi khi chưa có sự hướng dẫn ý của bác sĩ vì các thuốc này có một số chất làm khô chất nhầy trong mũi làm trẻ trẻ bị nghẹt mũi.
Đó là một số cách xử lý khi trẻ bị sổ mũi, các mẹ có thể tham khảo nhé. Chúc các bé luôn luôn khỏe mạnh, thông minh và chóng lớn nhé.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét