Thứ Sáu, 20 tháng 10, 2017

Những điều cần biết khi cho bé ăn dặm theo kiểu Nhật

Trong giai đoạn bé từ tháng thứ 5, 6 trở đi, bé cần được bỗ sung thêm nhiều dưỡng chất cần thiết nhằm hỗ trợ bé phát triển tốt hơn thông qua hình thức ăn dặm. Tuy nhiên ăn dặm thế nào cho đúng cách là vấn đề các mẹ rất quan tâm. Ngày nay, các mẹ Việt đang áp dụng cách ăn dặm theo kiểu Nhật cũng như các thực phẩm có nguồn gốc từ Nhật như: bột, sữa, bánh ăn dặm… Vậy ăn dặm theo cách của người Nhật là thế nào? Sau đây ta đi tìm hiểu cách cho con ăn dặm của các mẹ Nhật.

Độ tuổi ăn dặm của và cách ăn dặm phù hợp

Nếu ở Việt Nam độ tuổi cho bé ăn dặm tốt nhất là từ 6 tháng trở lên thì ở Nhật Bản các bà mẹ cho bé ăn dặm bắt đầu lúc bé được 4 tháng tuổi. Mục đích của việc cho ăn này là để bé quen với mùi vị của thức ăn.



Cách ăn dặm theo kiểu Nhật rất khoa học: cho bé ăn từ ít đến nhiều, từ loãng tới đặc, từ ngọt tới mặn, điều này nhằm kích thích vị giác của bé, không gây nhàm chán khi ăn. Ngoài ra, cho bé ăn sớm hình thành kỷ năng nhai, giúp răng của bé phát triển tốt hơn. Chính điều này các mẹ Việt chọn cách ăn dặm theo kiểu Nhật giúp cho bé sớm hình thành khả năng tự lập mà không cần sự hỗ trợ của người khác.

Các giai đoạn ăn và chế độ ăn cho bé ở từng giai đoạn

Tùy theo từng tháng tuổi mà mẹ Nhật áp dụng một chế độ ăn dặm hợp lý:

- Giai đoạn bé từ 4 đến 6 tháng tuổi:

Mẹ cho bé ăn loãng và ăn ít, có thể cho bé ăn rau củ xay nhuyễn khi bé đã quen với việc ăn. Giai đoạn này bé chưa biết ngồi thì mẹ có thể giúp bé ăn, dùng muỗng và tập cho bé nuốt thức ăn. Bửa ăn trong giai đoạn này được xem là ăn phụ và ăn mỗi ngày 1 lần.

Các thực phẩm theo chế độ ăn dặm cần có như: chuối, khoai tây, gạo, khoai lang… Bên cạnh đó phải bổ sung thêm vitamin có trong các loại rau củ, trái cây: cà chua, cải bó xôi, củ cải, táo, cam, dâu…Đạm cũng là một thành phần không thể thiếu, có trong cá, trứng, bột nếp, sữa chua…


- Giai đoạn bé từ 7 đến 8 tháng tuổi:

Giai đoạn này bé đã cứng cáp hơn và cũng đã quen với thức ăn. Lúc này chế độ ăn dặm được cải thiện hơn, có thể cho bé ăn 2 lần trong 1 ngày, lượng thức ăn cũng có thể tăng lên. Ngoài các loại thức ăn có ở giai đoạn đầu thì cần bổ xung thêm như: ngũ cốc, yến mạch, gan gà, lòng trắng trứng, nấm. Nhằm cung cấp thêm nguồn dinh dưỡng cho bé trong giai đoạn này.

Giai đoạn 9 - 11 tháng tuổi:

Chuyển sang một giai đoạn mới, là giai đoạn quan trọng nên chế độ ăn lúc này rất quan trọng. Các mẹ áp dụng chế độ ăn dặm theo kiểu Nhật phải chú ý. Vì lúc này bé ý thức được việc ăn uống, nên thành phần, lượng thức ăn cũng tăng lên. Bắt đầu cho bé ăn thô, thức ăn không cần phải xay ra nữa. Lúc này các mẹ nên cẩn thận hơn, phải trông cho bé ăn vì bé rất dễ bị hóc thức ăn. Có thể thêm một số loại thức ăn vào chế độ ăn của bé như: thit bò, heo. sò. Để bé hấp thu thêm một số dưỡng chất cần thiết.

Giai đoạn 12 - 18 tháng tuổi:

Lúc này bửa ăn chính của bé chính là thức ăn chứ không còn là sữa mẹ. Nên chế độ ăn trong giai đoạn phải đầy đủ dưỡng chất để giúp bé phát triển toàn diện. Lúc này bé có thể tự ăn và rất nghịch. Các mẹ nên tập cho bé ăn một mình, bé có thể làm đổ thức ăn lung tung nhưng qua đó bé có thể tự hình thành thói quen cũng như tính tự lập sau này. Đó cũng là đặc trưng để các mẹ có thể áp dụng cách ăn dặm kiểu Nhật cho bé.

Ăn dăm theo kiểu Nhật khác rất nhiều so với ăn dặm của Mẹ Việt. Đòi hỏi chế độ ăn dặm của các mẹ Nhật rất cao. Vì ngoài cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ phát triển thì qua đây giúp trẻ hình thành thói quen, tính cách sau này.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More