Ngày nay, khi trẻ được sinh ra sẽ được các ông bố, bà mẹ cho đi tiêm ngừa để phòng tránh các loại bệnh nguy hiểm có khả năng gây tử vong hoặc tàn tật đối với trẻ. Với sự phát triển của y học trẻ không cần phải tiêm nhiều mũi như trước đây nữa mà chỉ cần tiêm 1 mũi thuốc đã có thể phòng ngừa được nhiều bệnh, người ta gọi đó là mũi 5 in 1 hay còn gọi là vắc xin 5 trong 1. Có 2 loại vắc xin 5 trong 1 Pentaxim và Quinvaxem. Mỗi loại sẽ có tác dụng ngừa các bệnh khác nhau. Chúng ta sẽ tìm hiểu về từng loại vắc xin này trong bài viết sau đây.
1. Vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem (Mũi 5in1 Quinvaxem)
- Mũi 5 in 1 Quinvaxem là vắc xin phối hợp ngừa cùng lúc 5 loại bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và Hib (viêm phổi - viêm màng não mủ do Haemophyllus influenza type B). Trẻ cần bổ sung liều vắc xin bại liệt.
- Tuy nhiên, trong thời gian áp dụng đã xảy ra sự cố đối với loại 5 in 1 Quinvaxem sản xuất năm 2010 mà WHO đã công bố. Tại Việt Nam, đã có 43 trường hợp phản ứng sau tiêm chủng sau sử dụng vắc xin Quinvaxem. Theo đánh giá của WHO có 9 trường hợp có liên quan đến vắc xin trên tổng số 14 triệu mũi tiêm. 9 trường hợp này đều bình phục và các biểu hiện phản ứng gồm: sốt cao, co giật trong vòng 48 giờ sau tiêm vắc xin; sốc phản vệ; hội chứng giảm trương lực cơ và biểu hiện phản ứng dị ứng.
- Những trẻ không được tiêm mũi 5in 1 Quinvaxem: không tiêm vắc xin mũi 5in1 cho trẻ nếu trẻ trong các trường hợp sau:
- Sốt 40ºC trong vòng 48 giờ sau tiêm vắc xin.
- Sốc trong vòng 48 giờ sau tiêm vắc xin.
- Khóc dai dẳng trên 3 giờ trong vòng 48 giờ sau tiêm vắc xin.
- Co giật có kèm theo sốt hoặc không sốt trong vòng 3 ngày sau tiêm vắc xin.
- Trẻ sơ sinh dưới 6 tuần không được tiêm mũi 5 in 1 do vẫn còn miễn dịch từ mẹ chuyển sang trong giai đoạn mang thai.
- Khi trẻ đang bị bệnh, sốt hoặc mắc một trong các bệnh cấp tính thì phải hoãn ngay việc tiêm vắc xin và chờ bé khỏi hẳn mới được tiêm.
2. Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim (Mũi 5in1 Pentaxim)
Mũi 5 in 1 Pentaxim là vắc xin của Pháp phối hợp ngừa cùng lúc 5 loại bệnh: Bạch hầu, uốn ván, ho gà, Hib, bại liệt. Trẻ cần bổ sung liều vắc xin viêm gan B.
Những trẻ không được tiêm mũi 5 in 1 Pentaxim
Nếu trẻ sơ sinh có 1 trong 6 triệu chứng sau thì cha mẹ không nên tiêm vắc xin cho trẻ vì sẽ dẫn đến các biến chứng hoặc gây nguy hiểm cho bé rất cao:
- Trẻ em dưới 6 tháng không tiêm vắc xin này do còn miễn dịch từ mẹ sang
- Khóc dai dẳng trên 3 giờ trong vòng 48 giờ sau tiêm vắc xin.
- Sốt 40ºC trong vòng 48 giờ sau tiêm vắc xin.
- Trẻ đang bị bệnh, sốt hoặc mắc bệnh cấp tính thì phải hoãn tiêm cho đến lúc khỏi hẳn.
- Sốc trong vòng 48 giờ sau tiêm vắc xin.
- Co giật có kèm theo sốt hoặc không sốt trong vòng 3 ngày sau tiêm vắc xin.
Trên đây là một số thông tin về 2 loại vắc xin 5 trong 1, các bậc phụ huynh hãy tìm hiểu để có thể tiêm mũi 5 in 1 cho con đủ và đúng nhằm đảm bảo sức khỏe cho bé. Chúc các bé khỏe mạnh chóng lớn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét