Thứ Sáu, 20 tháng 10, 2017

Cách trị ho cho trẻ và những dấu hiệu nguy hiểm cha mẹ cần biết

Phản xạ ho là cách để cơ thể bé loại bỏ chất kích thích trong đường hô hấp và ngăn ngừa nhiễm trùng. Đối với bé 1 tuổi, cho dù bé ho khan hoặc ho có đờm, ho trong cơn suyễn đều khiến cho các bậc cha mẹ hết sức lo lắng cho con mình. Bởi vì bạn không biết khi nào thì cơn ho của bé là bình thường và dễ điều trị, khi nào ho ở trẻ em là báo hiệu một bệnh nghiêm trọng và nguy hiểm. Mời các bậc cha mẹ cùng tìm hiểu cách trị ho cho trẻ và những dấu hiệu nguy hiểm cha mẹ cần biết.

LÀM GÌ KHI BÉ BỊ ĐẦY BỤNG NÔN TRỚ RA NGOÀI ?
Trẻ em có nên dùng thuốc trị ho?


Câu trả lời là có, nếu bé được dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sỹ nhi khoa. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ(viết tắt là AAP) khuyến cáo các bậc cha mẹ luôn đưa bé bị ho dưới 6 tuổi đến bệnh viện để được bác sỹ nhi khoa cho dùng các loại thuốc ho hoặc thuốc trị cảm lạnh sổ mũi. Các chuyên gia cũng khuyến cáo các bậc cha mẹ đừng bao giờ tự ý cho bé uống các loại thuốc ho và thuốc trị sổ mũi cho trẻ dưới 2 tuổi (theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) đến 3 tuổi (theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ). Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những thuốc này không hiệu quả và có thể gây ra phản ứng phụ nghiêm trọng ở trẻ nhỏ.

Trẻ em bị ho nên uống những gì?

Khi bị ho và sốt, bé con của bạn có thể không muốn uống nước, vì vậy bạn hãy cố gắng hết sức để bổ sung nước cho bé, vì sốt có thể khiến bé bị mất nước. Bạn có thể cho bé uống nước sạch, nước cháo, nước trái cây không đường và nước chanh. Bằng cách này, bạn có thể cung cấp đầy đủ lượng nước và vitamin C mỗi ngày cho bé. Cho bé ăn nhiều lần hơn với những bữa ăn nhỏ thường xuyên. Bạn nên cho bé ăn thật chậm, uống nước thật chậm (đếm 1, 2, 3 rồi mới đút muỗng tiếp theo) vì khi bé bị sốt và ho có thể đi kèm với buồn nôn. Nếu bé trên 6 tuổi, bạn nên cho bé súc miệng với nước muối để làm giảm thời gian ho.

Khi nào thì nên đến bệnh viện trị ho cho trẻ?

Nếu bé của bạn ở độ tuổi từ 1 đến 3 tuổi, bạn cần cho bé đến bệnh viện nếu bé bị ho và số từ 38 độ C trở lên


Bé lơ mơ, gọi không trả lời hoặc ngủ li bì, khó đánh thức

Bé không thể ăn hoặc uống bất cứ thứ gì

Co giật, xanh tím môi hoặc móng tay

Ho kèm nước mũi vàng hôi, thở khò khè, thở nhanh hơn bình thường

Có rút lõm lồng ngực

Ho kéo dài hoặc tăng dần, có sưng các hạch cổ

Bé chưa biết nói nhưng tự chỉ vào tai của mình hoặc than đau.

Trên đây là tổng hợp những cách trị ho cho trẻ tại nhà và dấu hiệu cần đưa trẻ đến bệnh viện trị ho. Để phòng ngừa bé nhà bạn bị ho, bạn nên rửa tay thường xuyên trước khi chăm sóc bé, giữ ấm cho bé sau khi tắm và thường xuyên bổ sung nước cam, sữa chua cùng chế độ ăn nhiều rau xanh để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bé.

Cách trị ho cho bé tại nhà

Thời tiết thay đổi sẽ kéo theo những lo lắng của mẹ về các cơn ho của bé. Bé bị ho lâu ngày không được điều trị sẽ dẫn đến những biến chứng khác, nặng hơn có thể làm viêm đường hô hấp của trẻ. Tuy nhiên, nếu đến gặp bác sĩ hay các nhà thuốc chắc chắn bạn sẽ nhận về các loại thuốc kháng sinh, điều này không tốt chút nào. Vậy hôm nay, hãy cùng tìm hiểu cách trị ho cho bé tại nhà vừa hiệu quả lại an toàn cho bé cưng của bạn nhé.

>> THUỐC TRỊ HO CHO BÀ BẦU

Trị ho cho bé bằng mẹo vặt dễ làm


Nước vo gạo và rau nhiếp cá: Bạn lấy một nắm lá nhiếp cá đem đi rửa sach và giã nhuyễn. Sau đó lấy một bát nước vo gạo trộn đều với diếp cá đã giã nhuyễn, mang đi đun sôi nhỏ lửa trong 20 phút. Cuối cùng, lọc lấy nước cho bé uống. Cho uống 3 lần mỗi ngày sau bửa ăn 1h để thuốc phát huy tác dụng. Khi thấy bé quá khó uống có thể thêm vào ít đường.

Lá húng chanh: Còn có tên là rau tần dày lá có vị cay, tính ấm. Trong lá húng chanh có tinh dầu mà thành phần chính là cavaron có tác dụng trừ đờm, tiêu độc rất tốt. Cách thực hiện: Bạn lấy 15-16 lá húng chanh giã dập, trộn với 100ml nước sôi và ít đường phèn, để cho ngấm rồi gạn lấy nước cho bé uống ngày 2 lần. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng lá húng chanh và quất xanh cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, thêm ít đường phèn rồi đem chưng cách thủy khoảng 20 phút, cho bé uống liên tục 1-2 ngày đến khi hết ho.

Chanh đào mật ong: Mẹ ngâm chanh đào trong mật ong rồi cho bé ngậm, phần nước thì cho bé uống 2 lần/ngày, mỗi lần 2-3 muỗng cà phê, giúp bé nhanh hết ho và khản tiếng. Chanh đào mật ong được cho là bài thuốc nhân gian lành tính và chữa ho rất tốt. Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý mật ong chỉ nên dùng cho những bé trên một tuổi, đối với những bé dưới một tuổi bạn có thể dùng đường phèn để thay thế mật ong.


Thoa dầu cho bé: Khi bé vừa có những biểu hiện ban đầu như khò khè, hắt hơi mẹ nên thoa dầu tràm hay dầu khuynh diệp dành cho trẻ vào lòng bàn chân cho bé, day day lòng bàn chân chừng một phút mỗi bên, sau đó đeo tất vào cho bé. Tiếp theo thoa lên các vị trí ngực, bụng, sau lưng của bé. Cách này tuy đơn giản nhưng có tác dụng trị ho cho bé rất hiệu quả.

Những cách trị ho cho bé tại nhà rất đơn giản nhưng lại mang đến hiệu quả cao, vì vậy các mẹ hãy áp dụng trị ho cho trẻ ngay khi có những triệu chứng ban đầu nhé.

Các cách trị ho cho bà bầu hiệu quả

Với mỗi người chúng ta khi bị ho thì cách trị bệnh là vô cùng đơn giản chúng ta có thể ra những tiệm thuốc tây gần nhà để mua thuốc uống và nó sẽ hết ngay sau khoảng 2 đến 3 ngày dùng thuốc. Nhưng với những phụ nữ mang thai bị ho thì cách trị ho cho bà bầu không hề đơn giản. Chúng ta không thể cho bà bầu uống thuốc tây mà không qua khám bệnh của bác sĩ vì như thế đôi khi sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi đấy. Sau đây là cách trị ho cho bà bầu bằng một số nguyên liệu thiên nhiên không ảnh hưởng đến thai nhi.

>> CÁC CÁCH DỖ TRẺ SƠ SINH NGỦ NGON

Nguyên nhân làm bà bầu bị ho


- Nguyên nhân dẫn đến ho ở các bà bầu là do trong quá trình mang thai thì những nội tiết trong cơ thể sẽ phải thay đổi nên đôi khi làm hệ miễn dịch bị suy giảm. Nếu hệ miễn dịch bị suy giảm đi sẽ dễ bị lây các virut hay vi khuẩn từ môi trường bên ngoài hoặc những người xung quanh. Do đó dẫn đến các chứng bệnh về đường hồ hấp nhất là bệnh ho, thường ho ở các bà bầu là ho khan hay ho có đờm thường ho vào ban đêm cho nên sẽ làm các bà bầu dễ bị mất ngủ. Nếu tình trạng ho của các bà bầu không được điều trị đúng cách thì sẽ dẫn tới bệnh viêm đường hô hấp điều đó sẽ không tốt cho cả mẹ và bé.

- Nếu thấy ho khan hay ho có đờm thì các bà bầu hay đến bệnh viện hay các phòng khám để khám. Tại đây các bác sĩ sẽ chuẩn đoán bệnh tình sớm nhất để từ đó có cách điều trị phù hợp với cơ thể của từng bà bầu. Các bà bầu tuyệt đối không được tự mua thuốc ở những tiệm thuốc tây để uống.

Cách trị ho cho bà bầu bằng các thảo dược từ thiên nhiên


Như chúng ta đã biết những loại thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên luôn rất tốt cho sức khỏe và đặc biệt là đối với bà bầu luôn. Sau đây là một số cách trị ho được dân gian truyền miệng nhau từ các vị thuốc tự nhiên.


+ Từ bột nghệ và muối

Pha 1 thìa cà phê bột nghệ + 1/2 cốc dung dịch nước muối sau đó các bà bầu hãy uống 1 lần trên ngày thôi nhé, các bà bầu có thể thay thế nước muối bằng sữa nước cam, hay nước ép trái cây, ngoài trị bệnh thì nước ép trái cây giúp các bà bầu bổ sung thêm vitamin cho cơ thể nữa. Chỉ cần các bà bầu uống từ 2 đến 3 ngày sẽ chấm dứt cơn ho ngay thôi.

+ Trị ho bằng giá đổ

Mua một ít giá đổ về rửa sạch, sau đó nấu nước thật sôi cho giá đổ vào đậy nắp để khoảng 2 đến 3 phút rồi dùng để uống, các bà bầu uống ngày 1 lần thôi nhé, giá đỗ ngoài tác dụng trị ho thì cũng rất tốt cho cơ thể bà bầu vì giá đỗ có tính thanh lọc cơ thể rất mát.

+ Trị ho bằng quả lê

Các bà bầu hãy mua một quả lê về rửa sạch gọt vỏ, đem chưng cách thủy cũng với một ít đường phèn, sau đó các bà bầu hãy ăn quả lê đó, 1 ngày nên ăn một quả thôi nhé, sau 2 đến 3 ngày ăn thì những con ho kia sẽ giảm đi rất nhiều.

Đấy là các cách trị ho cho bà bầu đấy, ngoài dùng các bài thuốc này thì các bà bầu nên kết hợp với súc miệng bằng nước muối tinh khiết để làm vệ sinh vùng họng nhé như thế sẽ nhanh khỏi thôi.

Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết này!!!

Cách tính ngày sinh con mẹ bầu nên biết

Việc mang thai 9 tháng 10 ngày sẽ sinh từ lâu đã được ông cha ta truyền lại đương nhiên cũng có trường hợp không đủ 9 tháng 10 ngày. Do vậy không phải ai cũng có thể biết được thời điểm chính xác nào để tính được ngày nào con mình sẽ chào đời. Nhưng bên cạnh đó niềm háo hức mong chờ con ra đời của các bậc cha mẹ cũng phần nào hiểu được. Tuy rằng việc chính xác chuẩn 100% thì không được, nhưng những cách tính ngày sinh con sau sẽ giúp bạn chuẩn bị tâm lí để đón con vào những ngày cận kề.

SAU SINH ĂN GÌ CHO CÓ NHIỀU SỮA

Tự tính ngày sinh con

- Đếm tuần thai:


Thường thi một chu kì thai là 280 ngày, tương đương với 40 tuần, Bạn hãy xác định ngày đầu tiên của chu kí kinh cuối cùng, rồi đếm 40 lần ngày đó để có được ngày dự sinh. Ví dụ như bạn có ngày kinh cuối cùng vào thứ 5, thì từ thứ 5 đó hãy đếm đủ 40 lần để có được ngày dự sinh nhé. Tuy nhiên việc này nên áp dụng với những bà mẹ có chu kì kinh nguyệt 28 ngày và đều đặn nhé, hiệu quả chính xác sẽ cao hơn.

- Quy tắc 9 tháng 10 ngày

Đây là quy tắc được nhiều bà mẹ áp dụng, và cụm từ 9 tháng 10 ngày mang thai này cũng được nhiều đời truyền lại. Bạn hãy tính từ ngày đầu của kì kinh nguyệt cuối cùng đến 9 tháng 10 ngày sau là ngày dự sinh em bé.

- Theo luật Nagele

Theo cách tính này thì bạn hãy lấy ngày đầu tiên của kì kinh cuối thêm 7 ngày và trừ đi 3 tháng để có được ngày dự sinh con. Phương pháp này cũng chỉ nên áp dụng với những người có chu kì kinh nguyệt đều đặn 28 ngày. Ví dụ như ngày đầu tiên của kì kinh cuối là 10/7 thì dự sinh của bạn sẽ là ngày 17/ 4 năm sau.

- Dựa vào ngày có biểu hiện có thai

Sau khi mất kinh tầm 6 tuần thì những biểu hiện có thai sẽ bắt đầu có tác động đến cơ thể bạn, lúc này bạn có thể nhận ra dễ dàng. Từ những ngày có biểu hiện đó hãy tính thêm 34 tuần nữa để có ngày dự kiến sinh em bé nhé.Tuy nhiên xác suất chính xác của cách tính này không cao, bởi không phải ai cũng có những biểu hiện có thai có thể dễ nhận biết. 


- Tính ngày dự sinh theo theo gian thai cử động

Thai nhi bắt đầu cử động vào những ngày cuối tháng thứ 4, đầu tháng thứ 5, thường từ những ngày thai nhi bắt đầu cử động này đến 20 tuần nữa sẽ là thời gian dự kiến sinh con của bạn. Hãy chú ý những cử động của bé để biết được ngày dự sinh nhé.

Tính ngày sinh con nhờ đi khám thai


Nhờ những tiến bộ khoa học kĩ thuật, việc áp dụng siêu âm trong chuẩn đoán sức khỏe thai nhi cũng như thời gian dự kiến sinh sẽ chính xác. Thông qua những chỉ số về kích thước, cân nặng, tim thai, tuổi thai àm máy siêu âm mang lại sẽ giúp các bác sĩ tư vấn ngày dự sinh chính xác hơn. Bạn hãy chuẩn bị tâm lí khi đến gần những ngày đó nhé. Em bé có thể chào đời bất cứ lúc nào trong khoảng thời gian dự sinh qua kết quả khám thai cho biết.

Cách tính ngày sinh con hiện nay có rất nhiều, nhưng để biết chính xác thì không có phương pháp nào chắc chắn. Việc thường xuyên khám thai là điều cần thiết để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Bạn sẽ có được ngày dự sinh gần nhất mà thôi. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.

Cách làm đất nặn bằng bột mì cho bé yêu

Nhiều mẹ thường lo lắng khi cho con chơi nặn đất sét bởi bé có thể cho vào miệng và ăn bất cứ lúc nào. Hãy cùng tham khảo cách làm đất nặn bằng bột mì dưới đây của chúng tôi để mẹ cảm thấy an tâm và bé yêu tự do nặn nhiều hình thù ngộ ngĩnh từ đất bột mì mẹ nhé !

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI CHO BÉ ĂN DẶM THEO KIỂU NHẬT

Chuẩn bị nguyên liệu làm đất nặn bằng bột mì

Chỉ với vài nguyên liệu sau là mẹ sẽ có các miếng đất nặn đủ màu sắc cho bé yêu chơi:


- Bột mì đa dụng mua tại các siêu thị hoặc cửa hàng thực phẩm

- Nước lọc

- Muối tinh luyện

- Tạo màu thực phẩm ( xanh, đỏ, vàng, đen,…)

Tùy vào số lượng đất nặn mẹ muốn làm mà chuẩn bị khối lượng nguyên liệu vừa đủ.

Cách làm đất nặn bằng bột mì

Sau khi tìm mua đầy đủ các nguyên liệu trên, mẹ có thể áp dụng ngay cách làm đất nặn bằng bột mì đơn giản dưới đây:

Đầu tiên, mẹ cho 1 thìa lớn bột mì (khoảng 300 gam) cùng với 1 thìa cà phê muối vào một tô lớn rồi thêm nước lọc vao khuấy đều cho đến khi hỗn hợp bột mì đặc quánh và mềm mịn, không còn bột mì đóng cặn.

Để đất nặn bột mì mềm dẻo giống như đất sét thì mẹ cho lên bếp đun hỗn hợp dưới lửa nhỏ, đun cho đến khi hỗn hợp không còn dính vào thành nồi thì đổ hỗn hợp lên thớt sạch rồi dùng tay nặn đều hỗn hợp cho đến khi thu được phần bột đồng nhất. 


Tiếp đến, mẹ dùng dao cắt bột thành từng khoanh nhỏ. Để bột có màu sắc đẹp mắt thì mẹ sử dụng màu thực phẩm thêm vài giọt nhỏ vào miếng bột mì vừa cắt. Tiếp tục dùng tay nhào và trộn đều phẩm màu với bột cho đến khi màu thấm hoàn toàn và bột mì không còn màu trắng là mẹ đã có một miếng đất nặn hoàn hảo.

Tùy vào những thứ bé yêu cần nặn mà mẹ làm thành nhiều màu sắc khác nhau. Nếu không tìm mua được phẩm màu thì mẹ hãy áp dụng nước cốt rau củ để làm phẩm màu thay thế vừa đơn giản vừa an toàn.

Vậy là, chỉ với vài cách làm đất nặn bằng nguyên liệu bột mì đơn giản là mẹ đã có sản phẩm cho bé yêu thỏa sức sáng tạo. Để bé chơi vui và nặn được nhiều hình ngộ nghĩnh hơn thì mẹ hãy hướng dẫn bé chơi và nặn đất bột mì cùng với bé nhé.

Trên đây là cách làm đất nặn bằng nguyên liệu bột mì vừa dễ làm vừa an toàn cho bé yêu. Chúc các mẹ tham khảo và áp dụng thành công nhé !

Cách giảm mỡ bụng sau sinh mổ an toàn, hiệu quả

Sinh con là điều rất thiêng liêng và ý nghĩa đối với mỗi một người phụ nữ. Tuy nhiên sau khi hạ sinh thiên thần nhỏ thì bên cạnh niềm hạnh phúc vỡ òa, các bà mẹ lại đau đầu trong việc làm sao để lấy lại nhan sắc như thuở ban đầu, đặc biệt là lấy lại vòng eo thon gọn. Vậy hãy tham khảo cách giảm mỡ bụng sau sinh mổ an toàn hiệu quả mà chúng tôi sắp chia sẻ dưới đây để có cho mình giải pháp hiệu quả nhất nhé.

LÀM GÌ KHI TRẺ BỊ SỔ MŨI

Một số cách giảm mỡ bụng sau sinh mổ an toàn, hiệu quả cho chị em


Có thể nói rằng, tăng cân sau khi sinh hay vòng eo ngấn mỡ luôn là vấn đề mà hầu hết các chị em phụ nữ đều phải trải qua. Bởi trong suốt thời kỳ mang thai 9 tháng 10 ngày, cơ thể chị em được bổ sung rất nhiều dưỡng chất cũng như không thể thực hiện các bài tập thể thao vận động như trước, điều này khiến nhiều chị em lo lắng và tìm giải pháp để giảm cân nhanh.


Tuy nhiên, các bạn nên nhớ rằng việc giảm cân sau khi sinh mổ hay sinh thường đều rất khó khăn, nó đòi hỏi về thời gian cũng như các giải pháp khoa học, đúng đắn, đặc biệt là đối với những chị em sinh mổ thì việc lấy lại vòng eo thon lại càng khó khăn hơn bởi sự ảnh hưởng từ vết mổ. Sau đây là một số cách giảm mỡ bụng hiệu quả và đơn giản.

· Có một chế độ ăn uống hợp lý

Đây có lẽ là điều đầu tiên cũng là điều quan trọng nhất mà các bà mẹ cần chú ý nếu muốn lấy lại đường cong cơ thể. Một chế độ ăn uống hợp lý với nhiều rau xanh, hoa quả và ít tinh bột cùng lượng nước bổ sung nhiều cũng như tránh xa các chất béo sẽ giúp bạn xóa tan mỡ bụng một cách hiệu quả.

· Cho con bú


Giải pháp cho con bú để giảm cân cũng như giảm mỡ bụng sau khi sinh mổ là cách tốt nhất mà các bà mẹ nên áp dụng. Theo các chuyên gia, việc các bà mẹ sau khi sinh thực hiện việc ngồi cho bé bú trong vòng nhiều tháng sẽ giúp tử cung co bóp mạnh từ đó giúp giảm mỡ bụng hiệu quả.


Ngoài những giải pháp trên thì các mẹ có thể kết hợp với một số cách giảm mỡ bụng sau sinh mổ an toàn khác như là tập yoga sau 6 tuần sinh hay massa vùng bụng, đi dạo buổi sáng hoặc một cách mà nhiều chị em vẫn hay làm là gen bụng.Tuy nhiên đối với liệu pháp này thì các mẹ phải chú ý là đợi sau khi vết mổ lành mới thực hiện.

Vừa rồi là những chia sẻ của chúng tôi về một số cách giảm mỡ bụng sau sinh mổ, hy vọng bài viết sẽ giúp các chị em có thêm cho mình một cẩm nang giảm cân hiệu quả, an toàn cho mẹ và không ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé yêu.

Cách giảm mỡ bụng hiệu quả cho phụ nữ sau khi sinh

Sau khi sinh phụ nữ phải đối mặt với rất nhiều chuyện như: làm thế nào để chăm sóc con tốt, khi con bệnh thì giải quyết làm sao... bên cạnh các vấn đề liên quan đến bé thì còn một vấn đề mẹ rất quan tâm là: làm thế nào để lấy lại được vóc dáng như trước khi sinh. Sau sinh cơ thể phụ nữ có rất nhiều mỡ thừa đặc biệt là ở vùng bụng do phải ăn nhiều trong giai đoạn mang thai và cho con bú. Hôm nay chúng tôi xin giới thiệu đến các mẹ một số cách giảm mỡ vùng bụng sau sinh.

LỊCH TIÊM CHỦNG CHO NGƯỜI LỚN THEO KHUYẾN CÁO MỚI NHẤT CỦA MỸ

Các cách làm giảm mở vùng bụng sau sinh.

- Cho con bú

Trong quá trình cho con bú cơ thể sẽ tiết ra chất giúp cho tử cung co bóp và thu nhỏ lại từ đó sẽ giúp cho vùng bụng nhỏ hơn. Ngoài ra cho con bú sẽ làm mất nhiều năng lượng và chất béo trong cơ thể mẹ từ đó giúp giảm mỡ bụng và giảm cân.


- Tập thể dục toàn thân.

Tập thể dục giúp tiêu hao năng lượng. giảm mỡ thừa trong cơ thể. Bạn có thể sử dụng phương pháp đi bộ hít thở tăng cường hoạt động của phổi, tốt cho hệ tieu hóa, giảm mỡ bụng.. Sau vài tuần bạn sẽ có thể lấy lại vóc dáng nhanh chóng.

- Chườm muối nóng kết hợp gừng và ngải cứu.

Hơi nóng giúp bụng thêm săn chắc sử dụng cách này cho phụ nữ sau sinh là rất tốt. Rang muối lên chườm lên vùng bụng hơi nóng từ muối rang có hiệu quả đối với việc giảm mỡ bụng có thể kết hợp với rang muối với gừng và ngải cứu.

Muối và ngải cứu: lấy bó ngãi cứu đem xào vàng trộn với 1 kg muối hột rang cho vào túi rồi chườm lên bụng mỗi ngày 1-2 lần làm giảm mỡ bụng rất hiệu quả

Muối và gừng: gừng có khả năng cầm máu nên khi kết hợp với muối rang sẽ làm giảm phần rỗng và mạch tử cung co lại chỉ cần cho 1kg gừng trộn với 1kg muối chườm lên sau khi đã ăn xong làm 3 lần/ngày.

- Massage giúp giảm mỡ bụng.

Sử dụng hai bàn tay choàng lên theo vòng nơi bụng dưới và thắt lưng liên tục ít nhất 5 lần làm đều đặn có thể giảm mỡ bụng .

Rượu gừng nghệ.

Là cách làm từ nhân gian rượu gừng nghệ chuẩn bị sẵn sau khi sinh thì bôi lên da hoặc dùng để tắm giúp da hồng hào và thon gọn.


Sử dụng biện pháp nịt bụng.

Dùng khăn hay vải quấn vào vùng bụng áp dụng phương pháp này hàng ngày sẽ rất nhanh lấy lại vóc dáng.

Uống nhiều nước.

Tạo thói quen uống nhiều nước sẽ giúp cho cơ thể đào thải tốt, ngoài ra cần thương xuyên đi lại, nhiều khi chỉ với thói quen đơn giản sẽ giúp giảm mỡ tốt nhất.

Cuối cùng động lực mới là quan trọng khi đã làm mẹ thì sẽ khó có thể giảm cân.Theo dõi chỉ số tăng cân của mình để làm động lực cho việc giảm mỡ bụng sau sinh. Chúc chị em phụ nữ thành công với những phương pháp trên và có thật nhiều sức khỏe.

Cách điều trị cho trẻ bị sổ mũi tại nhà

Cũng như bệnh ho, sổ mũi là một bệnh phiền phức của người lớn vì bệnh luôn tái đi tái lại nhiều lần. Đặc biệt ở trẻ nhỏ nếu không được điều trị đúng cách sẽ dễ chuyển thành các chứng bệnh nguy hiểm khác. Vì thế, ngay khi bé có những biểu hiện hắt hơi, chảy nước mũi trong,..bạn hãy điều trị ngay cho bé nhé. Cùng tìm hiểu các cách điều trị cho trẻ bị sổ mũi tại nhà sau đây.

Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý: Đây là là cách nên làm đầu tiên và cần thiết nhất trong các cách điều trị bệnh sổ mũi cho bé, Vì vệ sinh mũi làm mũi bé thông thoáng, sạch khuẩn bệnh của bé sẽ nhanh khỏi hơn. Với trẻ sơ sinh, mẹ hút, rửa mũi cho con 4 lần/ngày bằng nước muối NaCl 0,9% và dụng cụ hút mũi (có bạn ở các nhà thuốc). Ở trẻ lớn, bạn nên xịt mũi cho con để làm loãng dịch mũi, sau đó hướng dẫn cho con tự xì mũi từng bên bằng khăn giấy sạch, mềm.


Cho con uống siro: Với trẻ từ 3 tháng tuổi, mẹ nên cho bé uống siro trị sổ mũi, nghẹt mũi để giảm nhanh các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, giúp bé có hơi thở nhẹ nhàng, dễ chịu, mau khỏi hơn. Hiện nay có rất nhiều loại siro dành cho trẻ, bạn nên lựa cho loại siro thảo dược có thành phần tự nhiên sẽ tốt hơn cho bé. Siro có vị ngọt nên bé rất dễ uống. Nếu bé sổ mũi nhiều có thể cho bé uống 6 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 4h.

Dùng tinh dầu tràm: Bạn có thể dùng tinh dầu tràm loại an toàn cho bé bôi vào gan bàn tay, bàn chân, cổ, ngực,…để giữ ấm cho bé. Đổ một ít dầu lên ngón tay rồi đưa lên mũi cho bé hít. Cách này có thể dùng chữa sổ mũi hay nghẹt mũi đều hiệu quả.

Dùng gừng và mật ong: Bạn lấy một miếng gừng nhỏ, gọt vỏ, rửa sạch và giã nát. Cho vào đun sôi với một chút nước và 1 thìa mật ong, để hơi nguội nhưng còn ấm rồi cho bé uống 3 lần/ngày, mỗi lần 1 muỗng cà phê. Tuy nhiên, cách này không dùng cho trẻ dưới 1 tuổi.


Dùng mật ong và quất: Cũng giống như dùng gừng và mật ong, hấp mật ong và quất hoặc chanh trong 15-20 phút cũng có công dụng chữa sổ mũi cho những bé lớn, cho bé uống 2 thìa mỗi ngày vào sáng và tối. Nên hấp một lượng vừa đủ cho bé dùng trong khoảng 2 ngày, hâm nóng lại mỗi lần cho bé uống để có tác dụng tốt hơn.

Khi bé của bạn có những triệu chứng của bệnh sổ mũi bạn hãy yên tâm vì đã có những cách điều trị cho trẻ bị sổ mũi tại nhà rồi. Bạn hãy áp dụng những cách này để bảo về thật tốt cho sức khỏe của bé nhà bạn nhé.

Cách đặt tên gọi ở nhà cho bé gái

Bạn rất hồi hộp để chào đón một thiên thần bé bỏng ra đời. Bạn vô cùng háo hức và vui sướng, ngoài cái tên đặt trong giấy khai sinh thì bạn muốn đặt cho bé một cái tên gọi ở nhà. Bạn đau đầu rằng không biết nên đặt tên cho bé thế nào sao cho gần gũi, dễ thương. Hãy đọc bài viết dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn cách đặt tên gọi ở nhà cho bé gái hay nhất, đáng yêu nhất, mời các bạn tham khảo nhé!

Xu hướng đặt tên cho bé vào năm 2017

Năm nay là năm Đinh Dậu là năm của một chú gà đáng yêu nên nhiều gia đình chọn để đặt tên cho bé với loại động vật này. Như thế chắc sẽ có nhiều bé có tên là Chicken hay Chíc, Gà…Đồng thời có thể đặt tên theo các món ăn ưa thích của chú gà như Gạo, Thóc hay Kê… 


Đặt tên của bé theo các món ăn ưa thích của bố mẹ

Đối với các món ăn, bạn có thể lựa chọn đặt tên theo bố hay mẹ yêu thích hay theo món ăn mà khi mẹ ốm nghén thèm ăn. Một số món ăn có thể lựa chọn đó là: Nem, Chả, Bún, Kẹo, Thạch, Gà, Giò, Kem, Mứt, Kẹo, Bánh, Nui, Gạo, Mỳ, Sushi, Sơ, Cốm, Cà…

Đặt tên cho bé gái theo các loại rau củ quả

Bạn có thể đặt tên cho bé theo các loại rau củ quả mà bố mẹ thích ăn, bạn có thể đặt các tên ở nhà đáng yêu cho bé. Một số tên cho bé bố mẹ có thể tham khảo như Ổi, Bắp Cải, Me, Chuối, Nho, Su Hào, Cà Rốt, Khoai Tây, Bí, Bí Đỏ, Bí Ngô, Cà Chua, Mơ, Mít, Mận, Đậu, Cà Ri, Cần Tây…

Đặt tên bé gái ở nhà theo tên các động vật ngộ nghĩnh

Đặt tên ở nhà cho bé theo tên các động vật đang là một xu hướng phổ biến trong những năm hiện nay, bạn có thể tham khảo một số cái tên sau đây: Mèo, Ngao, Sò, Thỏ, Gà, Tép, Cá, Chuột, Nhím, Bống, Ỉn, Voi, Khỉ, Bê, Hươu, Nai, Gà, Vịt, Gấu, Tê Giác, Nghé, Heo…


Đặt tên cho bé ở nhà theo các nhân vật nổi tiếng bố mẹ yêu thích

Đặt tên theo những nhân vật nổi tiếng ngoài sự yêu thích, hâm mộ thì bố mẹ còn có mong muốn con của mình sẽ luôn xinh đẹp, giỏi giang và có một cuộc sống thành công có thể là Sue, Victoria, Boa, Angela…

Đặt tên ở nhà cho bé gái đặt để dễ nuôi

Một số tên gọi cho bé dễ nuôi như Tí,Mén, Ty, Bông, Tít, Tót, Bông,Cún, Tủn, Bống.

Trên đây là một số cách đặt tên gọi ở nhà cho bé gái, bạn có thê tham khảo để đặt cho bé yêu của mình một cái tên phù hợp nhất nhé!

Cách chữa ho hiệu quả nhất cho bà bầu

Phụ nữ khi mang bầu việc sử dụng thuốc tây có ảnh hưởng rất đến thai nhi. Do đó, trong thời kỳ này các mẹ phải hết sức chú ý đến sức khỏe của mình để tránh gặp rắc rối trong điều trị bệnh lúc này. Tuy nhiên nếu không may bị một số bệnh dễ gặp khi chuyển mùa như: ho, cảm cúm thì bạn phải làm sao. Đừng quá lo lắng sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn cách chữa ho cho bà bầu không cần dùng đến thuốc tây.

Các cách trị ho cho bà bầu theo phương pháp dân gian

1. Ăn cam nướng

Bạn rửa sạch quả cam rồi dùng đũa khoét một lỗ nhỏ và bỏ vào khoảng 9 hạt muối nhỏ. Cho cam đã bỏ muối ở trên vào lò vi sóng khoảng 15 phút rồi lấy ra ăn khi còn nóng.


2. Sử dụng quả chanh

Với quả chanh thì có rất nhiều cách để bạn có thể áp dụng để trị ho


- Cách 1: bạn có thể nướng chanh tương tự như cam phía trên. Tuy nhiên nếu không có lò vi sóng thì bạn có thể dùng bếp than để nướng bằng cách bôi vôi quanh quả chanh rồi nướng đều các mặt sau đó lấy nước để uống.

- Cách 2: Bạn có thể thái quả chanh ra từng miếng nhỏ rồi hấp cách thủy cùng với vài lát gừng và mật ong khoảng 5 – 7 phút rồi mang ra ăn.

- Cách 3: khi bạn pha trà ấm thì cho vào một chút mật ong và vài lát chanh để uống cùng.

- Cách 4: trộn đều nước cốt chanh cùng với mật ong, gừng băm nhỏ có thể thêm một chút quế sẽ làm cổ họng bạn dịu lại và bớt ho đi rất nhiều.


Để có hiệu quả nhanh thì mẹ nên súc miệng hàng ngày với hỗn hợp muối và chanh.

3. Dùng ổi nướng

Nếu bạn bị ho dị ứng gây viêm tấy họng thì dùng ổi nướng là cách hiệu quả hơn cả. Bạn chỉ cần cho ổi vào lò vi sóng khoảng 10 – 15 phút rồi mang ra ăn. Mối ngày bạn ăn một lần và duy trì từ 4 – 5 ngày sẽ có hiệu quả rõ rệt.

4. Dùng bột nghệ

Cho 1 thìa cà phê bột nghệ, một ít muối vào một cốc nước nóng rồi khuấy đều rồi có thể uống ngay. Mỗi ngày bạn uống 1 lần và uống liên tục trong 3 ngày sẽ có hiệu quả. Hoặc mẹ cũng có thể pha bột nghệ vào một cốc sữa và đun nóng cho nó ấm rồi dùng vào mỗi buổi sáng hoặc tối cũng có hiệu quả tương tự.

Chúng tôi đã mách cho bạn một số cách chữa ho cho bà bầu bằng những nguyên liệu từ tự nhiên mà không cần dùng thuốc tây. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh.

Cách cắm hoa ly đẹp để trang trí phòng

Hoa ly là loài hoa mang nhiều ý nghĩa được nhiều chị em mua về làm hoa trưng phòng khách hoặc làm đẹp căn nhà trong những dịp Tết đến Xuân về. Để có một bình hoa ly đẹp mắt và thu hút mọi người khi bước vào căn nhà bạn, hãy cùng chúng tôi tham khảo những cách cắm hoa ly đẹp trong bài viết sau.

Những cách cắm hoa ly đơn giản mà đẹp


Để trở thành bà nội trợ không chỉ nấu ăn ngon mà còn khéo tay. Cuối tuần, có thời gian thì bạn nên tìm hiểu cách cắm hoa ly đơn giản tại nhà dưới đây để làm đẹp cho căn phòng của mình nhé!


1. Cắm hoa ly với xốp cắm hoa

Với cách cắm hoa ly này, bạn nên chuẩn bị thêm một chiếc giỏ cắm hoa và xốp dành để cắm hoa có thể tìm mua tại các tiệm hoa tươi.

Trước khi cắm hoa vào xốp, bạn nên tưới nước lên miếng xốp để làm mềm và giúp bạn dễ dàng cắm hoa mà không làm gãy cành.

Tùy vào khối lượng hoa ly mua về mà bạn lựa chọn giỏ hoa to hoặc giỏ. Để tạo nét phá cách và đẹp mắt thì bạn nên lựa chọn thêm vài bông hoa cùng với lá để trang trí xung quanh giỏ.

2. Cắm hoa ly trên đĩa

Một chiếc đĩa ăn trong nhà bếp cũng có thể lấy làm lọ cắm hoa ly vừa đơn giản vừa đẹp mắt.

Tốt nhất là bạn nên lựa chọn những chiếc đĩa có hình dáng dài và sâu lòng để dễ dàng thực hiện cắm hoa ly.

Đầu tiên, bạn đặt một miếng xốp cắt vừa với lòng đĩa rồi sử dụng các cành cây và lá trang trí xung quanh đĩa rồi mới cắm hoa ly theo ý thích. Nên lựa chọn đĩa có màu tối và cắm đầy kín để tôn lên màu hoa và giúp hoa nhìn đẹp mắt hơn.


3. Cắm hoa ly trong lọ

Thông thường, để ít tốn thời gian thì nhiều chị em chọn cách cắm hoa ly trong lọ có sẵn ở nhà. Chỉ với một chiếc lọ cao cổ hoặc với bất kì hình dáng lọ nào bạn vẫn có thể áp dụng nhiều kiểu trang trí khác nhau.

Bạn có thể tìm mua hoa ly còn nguyên nụ và chưa nở để trưng vào những ngày Tết bởi mua hoa nở trước Tết thường khiến hoa nhanh héo và rụng cánh nhanh hơn.

Hoa ly sau khi cắm vào lọ, bạn nên thêm một chút đường vào nước trong lọ để giữ hoa được tươi lâu hơn nhé.

Hi vọng với các cách cắm hoa ly đơn giản mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết sẽ giúp các chị em tham khảo và trổ tài khả năng khéo tay của mình mọi lúc mọi nơi nhé.

Những sai lầm trong cách bảo quản sữa Mẹ

Sau khi sinh con, bạn cho bú hoàn toàn bằng sữa mẹ nhưng đã qua 3 tháng và bạn cần phải trở lại với công việc của mình. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất và an toàn nhất cho trẻ nhỏ. Vậy làm sao để vừa có nguồn sữa mẹ cho con vừa đảm bảo được công việc của bạn. Đó là việc bảo quản sữa mẹ. Tuy nhiên, bảo quản sữa mẹ không đơn giản như bạn nghĩ. Thường thì các bà mẹ sẽ gặp những sai lầm tuy rất nhỏ nhưng hầu như không bà mẹ nào biết cả. Hãy đọc bài viết này để biết được những sai lầm trong cách bảo quản sữa mẹ để không bị vướng phải bạn nhé!

Dùng chung dụng cụ hút sữa

Để tiết kiệm tiền, nhiều bà mẹ đã dùng chung dụng cụ hút sữa. Tuy nhiên, việc này lại không được đảm bảo độ vệ sinh an toàn cho bé. Vì trong bình sữa có chứa các phân tử sữa, lâu ngày sẽ xuất hiện nấm mốc gây các bệnh cho trẻ. Cứ tưởng tiết kiệm được một mớ tiền nhưng không ngờ lại có thể bị tiền mất tật mang đấy các mẹ ạ.


Khi bảo quản sữa lại để ở ngay cửa tủ ngăn đông lạnh

Đa số các mẹ đều nghĩ để sữa ở trong hay ngoài cửa đều như nhau cả vì nhiệt độ lạnh có thể lan tỏa khắp nơi. Tuy nhiên, các mẹ không biết rằng sữa để ở ngoài cửa sẽ rất dễ bị hư do bạn mở ra thường xuyên làm giảm nhiệt độ đông lạnh. Một số bà mẹ lại tiết kiệm thời gian bằng việc hút và dự trữ sữa trong nhiều túi để một thời gian dài.

 Việc này sẽ làm mất đi các chất dinh dưỡng vốn có ở trong sữa. Đồng thời, các vitamin và các khoáng chất có trong sữa mẹ cũng sẽ giảm đáng kể do để trong thời gian quá lâu. Nếu như vậy thì làm sao con của bạn có thể phát triển một cách tốt nhất được cơ chứ! Đây là một trong những sai lầm các mẹ thường mắc phải nhất trong cách bảo quản sữa mẹ đấy! Vì thế cần cẩn trọng hơn nữa các mẹ nhé!


Vì tiết kiệm túi mà để sữa quá đầy túi

Các mẹ thường đựng sữa đầy cả một túi nhưng điều này là sai hoàn toàn các mẹ ạ. Vì sữa là chất lỏng khi đông lại sẽ có hiện tượng giãn nở làm trào sữa ra ngoài trong lúc đựng đầy. Hơn thế nữa sẽ làm hỏng sữa, nếu các mẹ không biết sẽ cho con bú và những vi khuẩn gây hại sẽ đi vào hệ tiêu hóa của trẻ dẫn đến việc ối mửa và xanh xao mặt mày của trẻ. Các mẹ nên cẩn thận trong cách bảo quản sữa mẹ để con được chăm sóc một cách tốt nhất nhé!

Hy vọng những chia sẻ trên có thể giúp các mẹ phần nào trong việc chăm sóc con. Các mẹ hãy lưu ý và cẩn trọng hơn trong cách bảo quản sữa mẹ của mình nhé. Chúc các mẹ luôn vui và hạnh phúc. Cám ơn bạn đã đọc.

Biểu hiện trẻ mọc răng như thế nào

Chắc hẳn mẹ nào cũng vui mừng khi những chiếc răng đầu tiên trong đời của con xuất hiện, đánh dấu một bước phát triển của trẻ. Để kịp thời có chế độ chăm sóc khi mọc răng các mẹ hãy bỏ túi cho mình kinh nghiệm biểu hiện trẻ mọc răng.

1. Quy trình mọc răng ở trẻ

Những chiếc răng đầu tiên của trẻ mọc lên còn được gọi là răng sữa. Bình thường thời gian mọc răng sữa của bé mất khoảng 2 năm. Những chiếc răng đầu tiên được mọc lên trong khoảng thời gian từ 6 tháng đến một tuổi, cũng có những trường hợp sớm hơn hoặc muộn hơn mốc thời gian đó. Việc mọc răng sớm hay muộn so với mốc thời gian đó các mẹ không phải lo lắng đó là chuyện bình thường. 


Bé sẽ mọc hai chiếc răng cửa hàm dưới vào tháng thứ 6 hai chiếc răng cửa hàm trên vào tháng thứ 8. Sau đó là lần lượt hai chiếc răng cạnh cửa hàm dưới từ chín đến 12 tháng, hai chiếc răng cạnh cửa hàm trên từ 9 đến 13 tháng. Và lần lượt đến những chiếc răng hàm.

2. Biểu hiện trẻ mọc răng

Các mẹ cần nắm rõ được biểu hiện trẻ mọc răng để có những biện pháp chủ động chăm sóc cho trẻ:

- Trẻ chảy nhiều dãi: Khi trẻ mọc răng lợi sưng đau cộng với sự tăng tiết ở khoang miệng trẻ không nuốt hết nước dãi vào trong nên có hiện tượng chảy dãi.

- Trẻ nổi ban mụn quanh miệng và cằm: Do chảy dãi nhiều da tiếp xúc với nược bọt dẫn đến tình trạng nổi ban

- Trẻ quấy khóc: mọc răng khiến bé rất khó chịu do sưng ngứa ở lợi, vì vậy trẻ hay quấy khóc vào ban ngày, ngủ không ngon vào ban đêm

- Bị ho: Bị ho là một trong những biểu hiện trẻ mọc răng, khi trẻ mọc răng chảy dã nhiều, khiến bé bị sặc, hoặc nghẹn dẫn đến ho. Nhưng chỉ là ho ít nếu ho nhiều kèm theo đờm, khò khè, chảy mũi cần đưa trẻ đi khám có thể là dấu hiệu bệnh viêm đường hô hấp.

- Đi tướt: kinh nghiệm dân gian truyền tai nhau đi tướt là dấu hiệu trẻ mọc răng, tuy nhiên điều này chưa được sự khẳng định của các chuyên gia, vì thế tình trạng đi tướt nặng lên các mẹ hãy đưa bé đi khám để nắm được nguyên nhân và cách khắc phục.

- Sốt: trẻ mọc răng thường xảy ra hiện tượng sốt. tuy nhiên Theo bác sĩ Đỗ Hoàng Việt có nói “trẻ sốt là hiện tượng tăng nhiệt độ cơ thê hơn bình thường, đa phần sốt ở trẻ do nhiễm khuẩn do virut, vi khuẩn,… bé sốt mọc răng cơ thể ở mức 38,5 độ, còn một số trường hợp sốt cao do triển biến của một số bệnh cấp tính viêm hoặc áp xe quanh chân răng”. Vì vậy khi trẻ có hiện tượng sốt cao, các mẹ cần hết sức lưu ý đưa trẻ đi khám kịp thời.


3. Chế độ chăm sóc khi trẻ mọc răng

Trẻ mọc răng sốt, bứt rứt khó chịu quá mẹ có thể cho uống paracetamol 10mg/ 1 kg, uống cách nhau từ 4 đến 6h, ngày uống không quá 6 lần.

Chế độ ăn phù hợp cho bé, ăn thực phẩm mềm, chia thành nhiều bữa. Nếu bé sốt cộng với chảy nhiều dãi cho bé uống oresol bù điện giải tránh để bé ở tình trạng mất nước.

Cuối cùng luôn chăm sóc, giữ gìn và làm sạch những chiếc răng sữa xinh xắn cho bé.

Qua bài viết trên hy vọng các mẹ đã nắm rõ những biểu hiện trẻ mọc răng cũng như cách chăm sóc khi trẻ xuất hiện những cái răng đầu tiên. Chúc các bé ngoan, khỏe mạnh.


Bệnh viện Hùng Vương - Nơi trao gửi niềm tin

Bệnh viện Hùng Vương được hình thành trên tiền đề là nhà bảo sanh Chợ Lớn, là một khoa chuyên điều trị bệnh về phụ sản thuộc bệnh viện Lalung Bonaire tức bệnh viện Chợ Rẫy ngày nay. Trải qua quá trính thay đổi cơ cấu bệnh viện Hùng Vương được Bộ y tế công nhận là Bệnh viện chuyên khoa Sản phụ tuyến 4 của TPHCM có quy mô lớn và phục vụ cho 18 quận, huyện nội và ngoại thành TPHCM

Chức năng và nhiệm vụ của Bệnh viện Hùng Vương:

Với quy mô hơn 400 giường bệnh, 20 khoa, chuyên khoa, 10 phòng ban và các tổ chức như công đàn, đoàn đội. Bệnh viện Hùng Vương là bệnh viện chuyên khoa sản phục vụ 18 quận huyện nội và ngoại thành Thành Phố Hồ Chí Minh cho tổng số 3,5 triệu dân. Bệnh viện thực hiện các nhiệm vụ và chức năng chính về chuyên khoa sản như sau 


- Hoạt động như một tuyến khám cao, khám và điều trị các bệnh lí phụ khoa, sản khoa và kế hoạch hóa gia đình

- Đào tạo, huấn luyện sinh viên và cán bộ công nhân viên.

- Thực hiên công tác y tế dự phòng và hợp tác quốc tế.

Cùng với đội ngũ cán bộ, công nhân viên giỏi, giàu kinh nghiệm và có tinh thần trách nhiệm cao. Bệnh viện Hùng Vương đến nay đã đạt được những thành tích cao rất đáng nể phục như bằng khen của Bộ y tế khen thưởng về báo động đỏ nội viện và báo động đỏ liên viện. Bằng khen của UBND TPHCM về kết hợp quân dân y giai đoạn 2005-2015 và hơn hết là niềm tin của bệnh nhân khi đến thăm khám và chữa bệnh tại Bệnh viện Hùng Vương


Dịch vụ và giá cả khi khám chữa bệnh ở Bệnh viện Hùng Vương

Bệnh viện Hùng Vương cung cấp cho bệnh nhân các dịch vụ cơ bản và nâng cao như sau: Khám sản khoa, đái tháo đường thai kỳ, tiền sản, đẻ không đau, dịch vụ chắm sóc sau sinh tại nhà, phòng khám 1 của và khám cùng chuyên gia - Khám hiếm muộn, dịch vụ sinh dịch vụ, mổ phụ khoa, khám nhũ nhi và nhi.

Tùy loại hình dịch vụ mà bệnh nhân sử dụng sẽ có nhiều mức giá khác nhau để bệnh nhân lựa chọn. Khi đến khám bệnh tại bệnh viện Hùng Vương bệnh nhân sẽ được tư vấn kỹ càng và bảng giá dịch vụ công khai, minh bạch, hợp lý và rõ ràng.

Là một bệnh viện chuyên khoa Sản với quy mô rộng lớn cùng đội ngũ cán bộ giỏi, có tâm huyết Bệnh viện Hùng Vương đã và đang chiếm được niềm tin của bệnh nhân khi đến khám và chữa bệnh tại đây.


Làm gì khi bé bị đầy bụng nôn trớ ra ngoài ?

Thật khó chịu và hết sức đau lòng khi nhìn thấy bé ăn vào là nôn hết ra ngoài, chưa kể đến việc dọn dẹp những mớ hỗn độn cũng đủ để khiến cho bạn cảm thấy mệt mỏi và sức lực dường như không thể chịu đựng nổi. Vậy khi bé bị đầy bụng nôn trớ kèm theo các biểu hiện nôn và khó chịu, các mẹ, cha nên làm gì ? Hãy cùng tham khảo với chuyên mục chăm bé khỏe, dạy bé ngoan hôm nay để biết được cách xử lý nhanh nhất cho trẻ nhé !!!

Triệu chứng biểu hiện bé bị đầy bụng nôn trớ như thế nào?


Bé bị đầy bụng nôn trớ là dạng triệu chứng chung của đa số em bé trong những giai đoạn đầu. Chính vì vậy không một bậc phụ huynh nào mà đã không từng trải qua cảnh thấy con trẻ khóc và kêu khó chịu bụng. Sau đó thì bụng trướng lên, vỗ kêu ịch ịch, trẻ cứ kêu khó chịu nhưng khi ăn một món ăn nào khác thì cảm thấy khó chịu hơn và bắt đầu nôn ói nhưng sẽ rất dễ nhận biết khi trẻ biết nói. Song với các em bé còn đang bú sữa thì biểu hiện sẽ như thế nào ? 


Riêng với em bé, khi bé bị đầy bụng nôn trớ thì đồng thời sữa sẽ thường bị trào ngược ra ngoài khoảng 2 - 3 lần và việc không bú được sữa sẽ làm bé đói và hay quấy khóc.

Hướng giải quyết hiệu quả khi bé bị đầy bụng nôn trớ

*** Em bé

- Chỉnh lại tư thế bú để bé dễ nhận được sữa hơn, khi bé bú nên bóp tay, bóp chân, xoa bụng, xoa lưng cho bé khi bé đang bú.

- Bổ sung thêm men vi sinh đường ruột để bé uống thêm, giúp xoa dịu bụng cho bé.

- Chườm khăn nóng, ấm lên bụng cho bé cũng là một cách giải quyết hay khi bé bị đầy bụng nôn trớ.

- Nhanh tay nướng một tép tỏi sau đó chườm nhẹ lên bụng cho bé, khi bé ngửi được mùi lạ theo cách truyền thống dân gian thì bé sẽ hắt hơi và triệu chứng cũng giảm đi rõ rệt.

- Giúp bé xì hơi bằng việc bế bé trên tay, để chiều mông của bé xuống và bụng bé nằm ngang trên tầm tay của mẹ. Khi bé xì hơi được thì việc bé bị đầy bụng nôn trớ cũng giảm dần. 


*** Trẻ em :

- Lớn tuổi hơn, thì trẻ sẽ dễ có biểu hiện hơn khi đầy bụng. Không khác với em bé, các mẹ cũng nên áp dụng cách bổ sung men tiêu hóa, chườm bụng và thay vì nướng tỏi chườm bụng thì có thể phi tỏi và cho vào cháo nóng cho trẻ ăn.

Trên đây, là một số hướng giải quyết khi bé bị đầy bụng nôn trớ mà các mẹ nên chú ý !.

Hi vọng, với một số hướng và mẹo nhỏ sẽ giúp cho các bậc phụ huynh có thể an tâm và hạn chế lo lắng khi trẻ gặp phải trường hợp nôn trớ.

Làm gì khi bé bị đầy bụng

Đầy bụng là một hiện hay gặp không những ở người lớn mà trẻ con do ăn uống linh tinh, bất cẩn của người lớn. Mỗi lần con bị đầy bụng làm các mẹ không khỏi lo lắng. Vậy làm gì khi bé bị đầy bụng, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu vấn đề quan trọng cấp bách này.

1. Nguyên nhân bé bị đầy bụng

Bé bị đầy bụng có rất nhiều nguyên nhân, sau đây là một nguyên nhân điển hình dẫn đến việc đầy bụng của bé:

-Bé bị đầy bụng do nhiễm một số kí sinh trùng đường ruột. Trong quá trinh hoạt động vui chơi vô tình bé đã nhiễm những loại kí sinh trùng gây hại cho hệ tiêu hóa.


- Bất dung nạp đường lactozo và tinh bột: có một số bé từ ngay sinh ra đã gặp phải hiện tượng không dung nạp được loại đường và các chất tinh bột này.

- Hội chứng kích thích ruột là một nguyên nhân điển hình làm cho bé bị đầy bụng. Hoặc bé bị phình đại tràng bẩm sinh cũng là một trong những nguyên nhân khiến bé đầy bụng.

- Nguyên nhân lớn nhất là do sự ăn uống không hợp lý của bé. Thực đơn ăn uống thiếu chất nọ thừa chất kia, ăn uống quá nhiều thứ cùng một lúc. Hoặc cho bé ăn dặm quá sớm khiến hệ tiêu hóa chưa thể tiêu hóa lượng thức ăn đó gây tình trạng đầy bụng.

- Trẻ bị đầy bụng do trào ngược dạ dày. Tuy với trẻ trào ngược dạ dày không phải là bệnh nhưng là một hiện tượng làm cho bé bị đầy bụng.

2. Biểu hiện đầy bụng ở trẻ

Một số bé bị đầy bụng nhưng chưa thể nói được vì vậy các mẹ nên chú đến những biểu hiện đầy bụng. Đầy bụng làm cho bé quấy khóc vì khó chịu, nôn chớ, biếng ăn hoặc bỏ ăn, xì hơi nhiều lần trong ngày, đi ngoài phân sền sệt, bụng căng cứng.

3. Cách chữa trị đầy bụng ở trẻ


- Giúp bé xì hơi: giống như ở người lớn vậy, giúp bé xì hơi sẽ làm giảm bớt đầy bụng. Các mẹ có thể cho bé nằm ngửa chân xoay tròn giống như đạp xe có thể giúp bé xì hơi một cách dễ dàng

- Mát xa bụng: giúp giảm triệu chứng khi bé bị đầy bụng các mẹ hãy mát xa nhẹ nhàng bằng cách xoa bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ. Việc mát xa này không những giúp bé giảm khó chịu nếu thực hiện thời gian dài sẽ giúp bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.


- Chườm nóng: bé bị đầy bụng các mẹ hãy lấy hai chiếc khăm nhúng vào nước nóng vừa đủ, thay nhau chườm lên bụng bé. Cách này khá hiệu quả làm giảm đầy bụng cho bé.

- Dùng tỏi, hành: các mẹ có thể nấu những món ăn có chưa tỏi, hành cho bé ăn như cháo hành. Đối với bé chưa ăn được hai loại này, mẹ hãy nướng chúng lên đặt lên mảnh vải mỏng để lên rốn trẻ, sẽ làm giảm tình trạng đầy bụng cho trẻ.

- Uống men vi sinh: hãy bổ sung men vi sinh cho bé, khi có dấu hiệu đầy bụng, lượng vi khuẩn có lợi cho đường ruột trong men sẽ giúp giảm tình trạng đầy bụng rất hiệu quả. Tuy nhiên cần cân nhắc sử dụng men tiêu hóa thay men vi sinh trong trường hợp không có, vì men tiêu hóa không nên sử dụng trong thời gian dài, không nên lạm dụng.

Khi bé bị đầy bụng mẹ áp dụng những cách trên không có hiệu quả thì hãy đưa bé đến bệnh viện để thăm khám kịp thời tránh một số biến chứng nặng không mong muốn.

Bài viết trên đây chúng tôi vừa chia sẻ xoay quanh vấn đề bé bị đầy bụng, hy vọng với thông tin trong bài viết sẽ giúp ích các mẹ có con nhỏ trong cuộc sống hàng ngày.

Nếu bà bầu bị ho có được uống thuốc không

Khi trong thời kì mang thai, của người mẹ cũng dần giảm sút đi so với lúc bình thường vì hoocmon thai nghén, làm cho bà bầu bị chịu ảnh hưởng bởi tác động của môi trường dễ dẫn đến tình trạng bị bệnh cảm mạo. Mà phổ biến nhất là bà bầu bị ho,do đó cơ thể rất dễ mắc phải các bệnh như là viêm nhiễm đường hô hấp. Vây nếu bà bầu bị ho có được uống thuốc không. Sau đây là những đều cần lưu ý cho các bà bầu khi bị ho mà vẫn sử dụng thuốc được

Khi bà bầu bị ho chúng ta nên lưu ý những vấn đề như sau:

- Không nên uống thuốc hoặc chưa có hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

- Nếu ho thông thường không sốt, không khạc đờm không đau ngực, không khó thở thì không cần phải uống thuốc 


Bài thuốc dân gian cho mẹ bầu:

- Có thể dùng các bài thuốc dân gian dành cho bà bầu bị ho như sau:

- Quất hấp mật ong

- Ngậm chút gừng tươi

- Lá hẹ hấp đường phèn

- Lá re quạt ngâm và xúc họng

- Uống nhiều nước cam

- Uống thêm vitamin C

- Và tăng cường nghỉ ngơi

- Tránh gió, tránh ẩm.

Nếu ho kéo dài:

- Tình trạng bà bầu bị ho kéo dài trên 3 tuần không đỡ hoặc ho nhiều và sốt, có đờm xanh và vàng kèm theo đau ngực thì nhất định phải đi khám bác sĩ ngay để phát hiện các bệnh như viêm phế quản để được điều trị kịp thời.

- Trong thời kì có thai là được can nhắc hết sức cẩn thận về lợi ích cũng như tính an toàn cho thai nhi vì thế bạn nên tuân thủ để đạt được hiệu quả điều trị

- Bà bầu hạn chế đến nơi đông người, hạn chế tiếp xúc với trẻ em dưới 6 tuổi để hạn chế vi rút cảm cúm

- Luôn vệ sinh răng miệng quần áo

- Hạn chế căng thẳng thần kinh ảnh hưởng đến thai nhi

- Tránh bị nhiễm lạnh nhiễm mưa

- Chú ý tăng cường nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý cho đều độ, cung cấp chất vitamin C hầu giúp cho thai phụ hồi phục nhanh chóng.


Cách mẹo dân gian dành cho bà bầu bị ho :

- Trị ho an toàn bằng hoa quả:

Cam : Rửa sạch dùng đũa khóe 1 lỗ nhỏ chính giữa quả cam và nhớ bỏ vào đó chút muối,sau đó cho cam vào lò nướng trong vòng 15 phút

- Nhớ ăn cam khi còn nóng khi đưa ra khỏi lò

Nho: Hòa 1 muỗng canh mật ong vào cốc nước ép, uống 3-4 lần mỗi ngày giúp nhẹ bớt cơn ho

Chanh quýt và quất: Đây là những loại quả dành cho bà bầu bị ho rất hiệu quả

- Dùng chưng các loại quả với mật ong

- Thái lát mỏng từ 3-4 quả quất rồi rửa sạch bỏ hạt và cho vào bát đổ mật ong vào nhớ đổ tràn ngập quất trộn đều sau đó mang đi trưng 10-15 phút . Sau đó để nguội và dùng dần

- Nhớ mỗi ngày uống 2-3 lần với 1-2 muỗng, khi uống nhớ bỏ thêm vào hạt muối không nuốt ngay muối mà ngậm 5 giây trong miệng để quất trôi qua cổ họng giúp giảm đau họng giảm ho.

- Ngoài ra các mẹo dân gian này còn áp dụng với nhiều quả mâm xôi, quả lê , quả ối….

Cách làm này dành cho bà bầu bị ho nên điều trị theo đúng bài thuốc thì sẽ mau khỏi. Chúc các mẹ bầu luôn mạnh khỏe và qua những thông tin trên cũng phần nào hỗ trợ cho mẹ bầu kiến thức để điều trị ho hiệu quả nha

Ăn gì nhiều sữa – kiến thức cơ bản bà mẹ nên biết

Muốn trẻ nhỏ có sự phát triển toàn diện thì yếu tố không thể thiếu là bầu sữa mẹ.Sau khi sinh tình trạng ít sữa hoặc mất sữa đang diễn ra nhiều ở các bà mẹ.Đã không ít bà mẹ cảm thấy nản vì không tìm được ra giải pháp khắc phục tình trạng thiếu sữa cho con bú. Vậy để hỗ trợ các bà mẹ trong kiến thức liên quan đến lĩnh vực này thì hãy cùng chúng tôi đọc hiểu nội dung ăn gì nhiều sữa qua các ý trình bày dưới đây.

Ăn gì nhiều sữa - kiến thức cơ bản nên biết khi nuôi con

Tình trạng thiếu sữa cho con bú xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng để khắc phục được vấn đề này thì các bà mẹ cần chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày. Theo lời khuyên từ các chuyên gia thì bạn có thể sử dụng một số loại rau củ như sau sẽ có công dụng cải thiện bầu sữa rất hiệu quả.


Ø Bạn nên ăn các loại củ như cà rốt, khoai lang, củ cải do trong thành phần của chúng chứa nhiều beta-carotena rất có lợi trong quá trình sản xuất sữa.

Ø Các loại rau như: Rau đay, rau khoai lang, rau ngót, rau má. Những giống rau này có hoạt tính không gây lạ bụng đối với những bà mẹ mới sinh, vừa giúp nhuận tràng và cải thiện sữa hiệu quả.

Ø Ăn các loại hoa quả như : Cam, việt quất,…

Ø Nên ăn các loại hạt như hạt điều, hạnh nhân và bổ sung thêm ngũ cốc như đậu xanh, yến mạch,…có tác dụng hỗ trợ tăng cường quá trình sản xuất sữa.

Ăn gì nhiều sữa luôn được chính các bà mẹ và những người chăm sóc quan tâm. Bởi họ sợ đứa con của mình không có giọt sữa mẹ mát lành và an toàn giống như bao đứa trẻ khác. Hiện trong thực đơn ăn hàng ngày nên chọn những loại thực phẩm sau:

- Thịt bò: đây là loại thịt được đánh giá rất giàu chất đạm và vitamin B12 – 2, loại dinh dưỡng có trong thịt bò cực kỳ tốt cho những chị em phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ. Do trong quá trình sinh nở, người phụ nữ thường bị mất đi lượng máu đáng kể nên ăn thịt bò cũng sẽ giúp bổ sung thêm sắt vào cơ thể.


- Nằm trong thực đơn ăn gì nhiều sữathì hãy chế biến món móng giò hầm với đu đủ non.Trong quả đu đủ chứa nhiều protein, chất béo và các loại vitamin A, B, D, C, E,… nên khi kết hợp nấu với móng giò thì sẽ rất hiệu quả để thông tắc tuyến sữa.

- Nấu cháo rau mùi: Bạn có thể sử dụng 12g hạt mùi, 30g gạo nếp lứt rồi nấu cháo ăn.Với những hoạt tính từ các chất trong hạt mùi và gạo nếp đã hỗ trợ tuyến sữa của bà mẹ tiết ra lượng sữa nhiều hơn.

- Khi nói đến ăn gì nhiều sữa thì theo quan điểm của các ông bà đi trước hay lựa chọn loại rau hoa chuối. Bạn có thể thái nhỏ rồi luộc chín hoặc làm nộm để ăn.

- Ngoài ra có thể sử dụng nhiều cà chua, quả sung trong thực đơn ăn của các bà mẹ đang cho con bú.

Ngoài ra, không thể thiếu sự có mặt của nước. Đây là loại thức uống rất quan trọng đối với con người nói chung và các bà mẹ đang cho con bú nói riêng. Để đảm bảo nguồn năng lượng trong cơ thể và lượng sữa tiết ra đều đặt thì bà mẹ cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Đến đây bạn đã trả lời được câu hỏi ăn gì nhiều sữa chưa ?

Chúc bạn luôn có được những điều tốt đẹp trong cuộc sống !

Các bà mẹ ăn gì để có nhiều sữa cho con bú?

Đối với các bà mẹ trẻ không chỉ lo lắng cho quá trình "vượt cạn" của mình. Mà sau sinh xong, việc ăn gì để có nhiều sữa cho con bú cũng làm không ít mẹ phải đau đầu. Nếu còn đang hoang mang chưa biết ăn gì sau sinh để có nhiều sữa hãy tham khảo một số kinh nghiệm được chia sẻ từ các mẹ khác từ bài viết này nhé!

Các món ăn giúp có nhiều sữa cho con bú

- Canh hẹ đậu hủ non


Đây là món ăn dễ làm và phổ biến nhất cho các mẹ để tăng lượng sữa trong thời kỳ cho con bú, đặc biệt là tháng đầu tiên. Tàu hủ là thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa, kết hợp với hẹ sẽ làm kích thích tuyến vú tiết sữa. 


- Đu đủ xanh hầm móng heo

Đu đủ xanh là một loại quả chứa nhiều protein và vitamin cần thiết cho cơ thể như vitamin A, B, C,..., kết hợp với móng heo nhiều đạm sẽ có tác dụng thông sữa cho các sản phụ, đặc trị chứng loãng sữa luôn nhé! Nếu các mẹ thấy ngán móng heo thì có thể thay bằng cá lóc hoặc cá chép, chúng đều có tác dụng giống nhau nhé!

- Ăn nhiều rau lang

Rau lang có chứa nhiều chất xơ có tác dụng tốt cho cơ thể như: nhuận tràng, giải nhiệt, thanh lọc cơ thể,... đặc biệt là lợi sữa. Ăn một đĩa rau lang luộc với vị ngọt, mát hàng ngày sẽ giúp các mẹ tăng cường lượng sữa.

- Các món ăn từ Đậu


Đậu có nhiều loại, thông thường các loại phổ biến như: đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, đậu nành, đậu trắng. Đây được xem là các loại đông dược giúp bồi bổ, tăng cường năng lượng, bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Nhất là đối với các mẹ mới sinh, đậu có tác dụng thanh lọc cơ thể, gọi sữa về "ồ ạt" sau sinh. Các mẹ có thể chế biến bằng cách cho hỗn hợp vừa đủ các loại đậu này vào chảo rang vàng, sau đó cho vào bình thủy với sôi ngâm để nguội uống mỗi ngày. Đồng thời kết hợp nấu chè đậu đen, đậu đỏ để ăn cho lợi sữa nhé!


Một số lưu ý với các mẹ đang cho con bú.

- Trong quá trình chế biến thực phẩm, không nên cho nhiều dầu thực vật, ván hành vào thức ăn vì chúng có tác dụng không tốt đến dạ dày của bé, có thể làm cho bé bị đau bụng.

- Ngoài ra, để tiết ra nhiều sữa, các mẹ nên chú ý không uống các loại thức uống có chất kích thích như: trà, café, ca cao, bia, rượu,...

- Mỗi ngày, ngoài việc ăn các món ăn lợi sữa, các mẹ nên uống các loại nước có tính mát giải nhiệt như: nước ép rau má hoặc nước gạo lứt rang vàng. Điều này không chỉ giúp các mẹ có nhiều sữa mà còn có thể kích thích bé bú nhiều hơn vì vị ngọt mát và thơm của sữa.

Để nuôi con thật khỏe mạnh, các bà mẹ hãy trang bị cho mình kiến thức ăn gì để có nhiều sữa cho con bú ngay từ bây giờ nhé!

Sau sinh ăn gì cho có nhiều sữa

Vấn đề đinh dưỡng sau sinh đang được rất nhiều các mẹ qua tâm. An gì tốt cho mẹ và đủ dinh dưỡng để cho bé bú và đặt biệt ăn gì cho nhiều sữa sau khi sinh là câu hỏi đang được nhiều bà mẹ quan tâm. Sau đây là một số loại thực phẩm giúp mẹ vừa bồi bỗ sức khỏe vừa có nhiều sữa cho bé mời các bà mẹ cùng tham khảo.

Móng giò heo hầm đậu phộng:

Nấu món này ta có ác nguyên liệu: móng giò heo đậu phộng, gừng tươi và các gia vị đường , muối… làm sạch phần giò sau đó đem hầm với đậu phộng, rừng, nêm nếm vừa ăn. Món ăn này giúp các mẹ bồi bổ sức khỏe và có nhiều sữa cho bé.


Món giò heo hầm đu đủ:

Chuẩn bị giò heo, đu đủ và ác gia vị cần thiết. Rửa giò heo cho sạch, đu đủ gọt vỏ, rửa sạch cho giò heo và đu đủ vào nồi hầm, nêm gia vị vừa ăn. Trong đu đủ chứa nhiều vitamin nên rất tốt cho mẹ trong giai đoạn này. Đặc biệt là vitamin A giúp mẹ lợi sữa. có nhiều trong động vật như: heo, ca, tôm,cua… Bên cạnh đó vitamin A cũng có nhiều trong các loại rau củ: bí, mồng tơi, rau ngót, rau lang…

Món canh rau đay:

Trong rau đay chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như: kali, sắt, canxi, photpho, và các loại vitamin, rất tốt cho sức khỏe của phụ nữ sau sinh. Dùng rau đay nấu canh 2 lần trong một tuần tăng lượng sữa mẹ lân rất nhiều.

Rau khoai lang:

Rau khoai lang là mó ăn rất gần gũi với chúng ta. Loại rau này rất dễ ăn. Giá trị đinh dưỡng của loại rau này rất cao nhất là đối với phụ nữ đang cho con bú. Các mẹ sau sinh có thể ăn hàng ngày giúp lợi sữa cho mẹ.

Bột yến mạch:

Yến mạch rất tốt cho sức khỏe, trong yến mạch chứa nhiều protrin, vitamin và các khoáng chất thiết yếu, các nguyên vi lượng giúp nuôi dưỡng dây thần kinh, giúp hỗ trợ chuyển hóa chất béo trong cơ thể. Qua đây cho thấy yến mạch là một trong các loại thực phẩm giúp lượng sữa mẹ nhiều lên.


Cây đinh lăng lá nhỏ:

Với cây đinh lăng tươi các mẹ dùng nấu với thịt nạt hoặc cá đồng giúp lượng sữa trong cơ thể mẹ đồi dào hơn.

Rong biển:


Rong biển có thể tăng tiết sữa cho mẹ, ngoài ra nó còn giúp bài tiết, thải các chất độc, lưu thông máu và rất tốt cho hệ tuần hoàn nhờ vào các dưỡng chất thiết yếu có trong rong biển.

Sau khi sinh ăn gì cho nhiều sữa là một vấn đề phụ nữ sau sinh quan tâm. Bài viết trên giới thiệu đến các mẹ các món ăn ngon, đơn giản và bỗ sung nhiều chất dinh dưỡng giúp cải thiện bầu sữa cho mẹ để nuôi con được tốt hơn.

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More