Phản xạ ho là cách để cơ thể bé loại bỏ chất kích thích trong đường hô hấp và ngăn ngừa nhiễm trùng. Đối với bé 1 tuổi, cho dù bé ho khan hoặc ho có đờm, ho trong cơn suyễn đều khiến cho các bậc cha mẹ hết sức lo lắng cho con mình. Bởi vì bạn không biết khi nào thì cơn ho của bé là bình thường và dễ điều trị, khi nào ho ở trẻ em là báo hiệu một bệnh nghiêm trọng và nguy hiểm. Mời các bậc cha mẹ cùng tìm hiểu cách trị ho cho trẻ và những dấu hiệu nguy hiểm cha mẹ cần biết.
LÀM GÌ KHI BÉ BỊ ĐẦY BỤNG NÔN TRỚ RA NGOÀI ?
Trẻ em có nên dùng thuốc trị ho?
Câu trả lời là có, nếu bé được dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sỹ nhi khoa. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ(viết tắt là AAP) khuyến cáo các bậc cha mẹ luôn đưa bé bị ho dưới 6 tuổi đến bệnh viện để được bác sỹ nhi khoa cho dùng các loại thuốc ho hoặc thuốc trị cảm lạnh sổ mũi. Các chuyên gia cũng khuyến cáo các bậc cha mẹ đừng bao giờ tự ý cho bé uống các loại thuốc ho và thuốc trị sổ mũi cho trẻ dưới 2 tuổi (theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) đến 3 tuổi (theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ). Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những thuốc này không hiệu quả và có thể gây ra phản ứng phụ nghiêm trọng ở trẻ nhỏ.
Trẻ em bị ho nên uống những gì?
Khi bị ho và sốt, bé con của bạn có thể không muốn uống nước, vì vậy bạn hãy cố gắng hết sức để bổ sung nước cho bé, vì sốt có thể khiến bé bị mất nước. Bạn có thể cho bé uống nước sạch, nước cháo, nước trái cây không đường và nước chanh. Bằng cách này, bạn có thể cung cấp đầy đủ lượng nước và vitamin C mỗi ngày cho bé. Cho bé ăn nhiều lần hơn với những bữa ăn nhỏ thường xuyên. Bạn nên cho bé ăn thật chậm, uống nước thật chậm (đếm 1, 2, 3 rồi mới đút muỗng tiếp theo) vì khi bé bị sốt và ho có thể đi kèm với buồn nôn. Nếu bé trên 6 tuổi, bạn nên cho bé súc miệng với nước muối để làm giảm thời gian ho.
Khi nào thì nên đến bệnh viện trị ho cho trẻ?
Nếu bé của bạn ở độ tuổi từ 1 đến 3 tuổi, bạn cần cho bé đến bệnh viện nếu bé bị ho và số từ 38 độ C trở lên
Bé lơ mơ, gọi không trả lời hoặc ngủ li bì, khó đánh thức
Bé không thể ăn hoặc uống bất cứ thứ gì
Co giật, xanh tím môi hoặc móng tay
Ho kèm nước mũi vàng hôi, thở khò khè, thở nhanh hơn bình thường
Có rút lõm lồng ngực
Ho kéo dài hoặc tăng dần, có sưng các hạch cổ
Bé chưa biết nói nhưng tự chỉ vào tai của mình hoặc than đau.
Trên đây là tổng hợp những cách trị ho cho trẻ tại nhà và dấu hiệu cần đưa trẻ đến bệnh viện trị ho. Để phòng ngừa bé nhà bạn bị ho, bạn nên rửa tay thường xuyên trước khi chăm sóc bé, giữ ấm cho bé sau khi tắm và thường xuyên bổ sung nước cam, sữa chua cùng chế độ ăn nhiều rau xanh để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bé.
LÀM GÌ KHI BÉ BỊ ĐẦY BỤNG NÔN TRỚ RA NGOÀI ?
Trẻ em có nên dùng thuốc trị ho?
Câu trả lời là có, nếu bé được dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sỹ nhi khoa. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ(viết tắt là AAP) khuyến cáo các bậc cha mẹ luôn đưa bé bị ho dưới 6 tuổi đến bệnh viện để được bác sỹ nhi khoa cho dùng các loại thuốc ho hoặc thuốc trị cảm lạnh sổ mũi. Các chuyên gia cũng khuyến cáo các bậc cha mẹ đừng bao giờ tự ý cho bé uống các loại thuốc ho và thuốc trị sổ mũi cho trẻ dưới 2 tuổi (theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) đến 3 tuổi (theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ). Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những thuốc này không hiệu quả và có thể gây ra phản ứng phụ nghiêm trọng ở trẻ nhỏ.
Trẻ em bị ho nên uống những gì?
Khi bị ho và sốt, bé con của bạn có thể không muốn uống nước, vì vậy bạn hãy cố gắng hết sức để bổ sung nước cho bé, vì sốt có thể khiến bé bị mất nước. Bạn có thể cho bé uống nước sạch, nước cháo, nước trái cây không đường và nước chanh. Bằng cách này, bạn có thể cung cấp đầy đủ lượng nước và vitamin C mỗi ngày cho bé. Cho bé ăn nhiều lần hơn với những bữa ăn nhỏ thường xuyên. Bạn nên cho bé ăn thật chậm, uống nước thật chậm (đếm 1, 2, 3 rồi mới đút muỗng tiếp theo) vì khi bé bị sốt và ho có thể đi kèm với buồn nôn. Nếu bé trên 6 tuổi, bạn nên cho bé súc miệng với nước muối để làm giảm thời gian ho.
Khi nào thì nên đến bệnh viện trị ho cho trẻ?
Nếu bé của bạn ở độ tuổi từ 1 đến 3 tuổi, bạn cần cho bé đến bệnh viện nếu bé bị ho và số từ 38 độ C trở lên
Bé lơ mơ, gọi không trả lời hoặc ngủ li bì, khó đánh thức
Bé không thể ăn hoặc uống bất cứ thứ gì
Co giật, xanh tím môi hoặc móng tay
Ho kèm nước mũi vàng hôi, thở khò khè, thở nhanh hơn bình thường
Có rút lõm lồng ngực
Ho kéo dài hoặc tăng dần, có sưng các hạch cổ
Bé chưa biết nói nhưng tự chỉ vào tai của mình hoặc than đau.
Trên đây là tổng hợp những cách trị ho cho trẻ tại nhà và dấu hiệu cần đưa trẻ đến bệnh viện trị ho. Để phòng ngừa bé nhà bạn bị ho, bạn nên rửa tay thường xuyên trước khi chăm sóc bé, giữ ấm cho bé sau khi tắm và thường xuyên bổ sung nước cam, sữa chua cùng chế độ ăn nhiều rau xanh để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bé.