Thứ Tư, 18 tháng 10, 2017

Bệnh hậu sản sau sinh

Một số phụ nữ mới sinh thường có các triệu chứng sau: tinh thần không ổn định, ăn không thấy ngon, hay cáu gắt, không thấy niềm vui nào trong cuộc sống, cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải gần như là kiệt sức, luôn có những nỗi buồn không tên xuất hiện trong tâm trí, cảm thấy dễ bị tổn thương, hay tủi thân, buồn phiền những việc không đâu,…. thì chứng tỏ bạn đã bị chứng bệnh hậu sản sau sinh rồi đó. Vậy bệnh hậu sản sau sinh là gì? Những bệnh lí thường gặp sau sinh là gì? Cần có những biện pháp nào để thoát khỏi bệnh hậu sản sau sinh? Chúng ta hãy cùng đọc bài viết này nhé!

Bệnh hậu sản sau sinh là gì?


Bệnh hậu sản sau sinh là bệnh mà sau khi sinh phụ nữ luôn cảm thấy trong người khó chịu, hay bực tức, cảm thấy không thể tin tưởng vào ai, có khi lại cứ muốn khóc…. Nói chung, sau khi sinh người phụ nữ không còn như trước nữa, tâm tình cứ thay đổi bất chợt.



Vì sao lại như vậy? Phụ nữ sau sinh có một số biểu hiện lạ là vì trong quá trình mang thai, thai nhi ngày càng lớn thì các cơ quan sinh dục của người phụ nữ cũng phải lớn theo để bảo vệ thai nhi; sau khi sinh, các cơ quan đó dần dần trở về như cũ trong khoảng thời gian 6 tuần sau sinh. Do đó, bất kì người phụ nữ nào có thể trạng yếu hoặc không được chăm sóc đặc biệt sẽ dẫn đến bệnh hậu sản sau sinh ngay khi vừa sinh con. Vì thế, khi phụ nữ mang thai cần có sự chăm sóc thật đặc biệt từ chồng và gia đình để không mắc phải bệnh hậu sản sau sinh này.

Những bệnh lí thường gặp sau sinh là gì?


Khi biết mình mang thai, chắc hẳn người phụ nữ nào cũng sẽ thấy vui sướng và muốn nhảy cẫn lên. Và đó chính là niềm hạnh phúc lớn nhất của một người mẹ. Tuy nhiên, sau 9 tháng 10 ngày thì niềm hạnh phúc ấy lại được thay thế bởi những nỗi lo không tên. Đó chính là những căng thẳng về mặt tinh thần và thể chất.

- Tử cung hay quặn đau: sau sinh tử cung của một số phụ nữ thỉnh thoảng lại có những cơn co bóp mạnh làm người phụ nữ gần như phải khụy xuống mặt đất. Lí do là vì khi sinh xong, trong tử cung của người phụ nữ vẫn còn một số cục máu hay những sản dịch chưa được đưa ra ngoài. Vì thế, tử cung co bóp là để tống những thứ đó ra ngoài.

- Hiện tượng băng huyết: sản phụ có thể tử vong ngay lập tức nếu sau khi sinh có hiện tượng xuất huyết. Đó chính là tai biến hay gặp nhất ở phụ nữ sau sinh (thường sẽ xuất huyết sau 24 giờ sau sinh).

- Sau khi sinh bị nhiễm khuẩn do không được xử lí sạch sẽ. Trong quá trình sinh nở, có rất nhiều tác nhân có thể làm cho người phụ nữ bị nhiễm khuẩn. Một trong số đó chính là thủ thuật của bác sĩ đỡ đẻ hay dụng cụ trong phòng mổ chưa được tiệt trùng hoặc cũng có thể vi khuẩn được mang vào do những người xung quanh (người nhà) hay do chính trong cơ thể sản phụ sinh ra. Vi khuẩn có thể xâm nhiễm qua đường sinh dục của người phụ nữ. Đó là âm đạo, cổ tử cung, tử cung vùng rau bám,….

Những biện pháp giúp tránh khỏi bệnh hậu sản sau sinh

Không muốn bệnh thì trước hết mình phải tự giải thoát cho mình cái đã. Trong quá trình mang thai, nếu thấy mệt thì đừng ngại nhờ người thân giúp mình việc nhà, đừng cố gắng làm bất cứ điều gì nếu cảm thấy trong người mình không khỏe. Hãy luôn tạo cho mình một không gian thoải mái nhất có thể và hãy thử thư giản bằng việc nghe nhạc, đọc sách, đi massage, chăm sóc sắc đẹp,…Cố gắng đừng để bản thân buồn lòng rồi khóc; như vậy sẽ không tốt cho thai nhi đâu. Nếu có việc gì buồn thì hãy tìm người mà bạn tin tưởng nhất và tâm sự cùng họ.

Ngoài ra, trong quá trình người phụ nữ mang thai hãy cố gắng tránh những điều sau: không được có những thay đổi lớn trong cuộc sống (sửa nhà, dọn nhà, thay đổi công việc đang làm,..); nên tham gia các khóa học dành cho phụ nữ mang thai để thay đổi bầu không khí; người chồng phải luôn luôn sẵn sàng ở bên chăm sóc vợ để phụ giúp vợ vì như vậy sẽ tạo cảm giác an toàn cho người phụ nữ; cần phải thu xếp mọi việc khi phụ nữ gần sinh ngay cả việc nhờ người thân chăm sóc sản phụ sau sinh; nếu trong quá trình sống sản phụ đã từng bị suy sụp tinh thần thì nên đưa sản phụ đến gặp bác sĩ để thăm thai nhi thường xuyên.



Hy vọng bài này sẽ giúp được những sản phụ không phải bị bệnh hậu sản sau sinh. Chúc các bạn thành công. Chúc gia đình bạn luôn vui, khỏe và hạnh phúc. Cám ơn bạn đã đọc!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More