Thứ Hai, 20 tháng 11, 2017

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi thở khò khè

Môi trường bên ngoài là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn và mầm bệnh. Vì là trẻ sơ sinh nên sức đề kháng của trẻ rất yếu, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên dễ mắc bệnh nhất là bệnh về đường hô hấp. Cho nên việc trẻ sơ sinh bị ngạt mũi thở khò khè hay mắc phải là điều chúng ta thường thấy. Mỗi khi thời tiết thay đổi bé lại mắc bệnh khiến mọi người trong gia đình ai cũng lo lắng và xót trong lòng. Vậy khi trẻ mắc phải tình trạng trên chúng ta nên làm gì?

>> CÁC CÁCH DỖ TRẺ SƠ SINH NGỦ NGON

Dấu hiệu nhận biết

Mỗi khi trẻ bị bệnh, chúng ta rất dễ nhận biết, nhất là trẻ sơ sinh. Đối với việc trẻ sơ sinh bị ngạt mũi thở khò khè sẽ có những biểu hiện sau đây:



- Khó thở: thiếu oxi khiến trẻ trở nên khó thở

- Chảy nước mũi nhiều hoặc thở khò khăn khi trẻ bị ngạt mũi thường sẽ bị khô họng, rát họng, ho. Những dấu hiệu trên làm trẻ khó chịu trong người, nên hay quấy khóc và khó ngủ.

Vì là trẻ sơ sinh nên sức đề kháng của trẻ rất yếu, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên dễ mắc bệnh về đường hô hấp. Cho nên việc trẻ sơ sinh bị ngạt mũi thở khò khè là bệnh thường gặp ở trẻ.

- Trẻ bú khó khăn, bú kém.

- Khi khó thở, theo quán tính các trẻ thường dùng miệng để thở nhưng khi bú phải dừng lại để thở, điều này khiến trẻ dễ bị sặc sữa.

Xử trí như thế nào khi trẻ bị ngạt mũi

- Nên vệ sinh mũi cho trẻ từ 3 đến 5 lần 1 ngày, tốt nhất là trước khi trẻ bú. Cách vệ sinh mũi sẽ có tác dụng làm mềm vẩy cứng, loãng dịch nhầy vốn là nguyên nhân gây nên tình trạng ngạt mũi. Bên cạnh đó, việc vệ sinh mũi có thể giúp trẻ dễ thở hơn, loại bỏ mầm bệnh, sát khuẩn. Nên thực hiện việc vệ sinh mũi cho trẻ một cách thường xuyên

- Các bậc cha mẹ có thể sử dụng dung dịch nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh để làm thông thoáng mũi cho trẻ. Trong dung dịch nhỏ mũi (hoặc nước muối sinh lí) cần có nồng độ muối sinh lý khoảng 0,9% được bán ở các tiệm thuốc tây.

Bế trẻ nằm ngửa để tránh thuốc vào khiến trẻ bị ngạt. Sau đó nhỏ thuốc một cách từ từ khoảng 2 đến 3 giọt vào lỗ mũi của trẻ. Chờ khoảng vài phút và làm sạch mũi của trẻ bằng bóng hút mũi để hút chất đờm, dịch ra ngoài (lưu ý không được để sâu vào mũi trẻ). Việc này giúp mũi bé được thông thoáng, dễ thở hơn.


- Theo quan niệm dân gian người ta thường dùng miệng để hút mũi cho bé. Điều này là không nên và thậm chí là sai lầm, chính điều này sẽ làm lây bệnh cho trẻ, do miệng người lớn chứa rất nhiều mầm bệnh, chưa kể việc hút nước mũi bằng miệng không hợp vệ sinh.

Đó là khi trẻ bị nhẹ, nếu các cha mẹ thấy trẻ sơ sinh bị ngạt mũi thở khò khè ở mức độ nặng thì hãy đến ngay trạm y tế để được hướng dẫn điều trị vì các bác sĩ sẽ chuẩn đoán để biết chính xác các bé mắc bệnh gì.

Điều các mẹ nên làm

- Vì trẻ sơ sinh dễ mẫn cảm mỗi khi thời tiết thay đổi cho nên các mẹ hãy giữ ấm cho cơ thể trẻ, nhất là bộ phận ngực, cổ họng, tay chân. Giữ đủ ấm không có nghĩa là cho trẻ mặc nhiều quần áo, chỉ cần không được quá nóng hoặc quá lạnh.

- Khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi thở khò khè cha mẹ nên bế trẻ ở tư thế thẳng, hoặc để bé nằm trên gối cao vì như thế sẽ giúp trẻ dễ thở hơn.

- Uống nhiều nước: Do trẻ sơ sinh bị ngạt mũi thở khò khè , trẻ thường hít thở qua miệng, gây nên tình trạng mất nước. Cho nên các bà mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước để tránh mất nước trong cơ thể trẻ.

Các mẹ cần trang bị cho mình đầy đủ kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh. Những bệnh bé có thể gặp phải, đặc biệt là bệnh về đường hô hấp đặc biệt là khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi thở khò khè. Hiểu biết đúng về bệnh sẽ giúp trẻ mau chóng hết bệnh, miễn dịch được với bệnh. Đồng thời có thể bảo vệ con yêu luôn luôn khỏe mạnh, và phát triển toàn diện. Chúc con yêu của bạn luôn khỏe mạnh, gia đình bạn luôn luôn vui khỏe và hạnh phúc.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More